Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi đã biết làm gì và cần chăm sóc ra sao?

Trí thông minh của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Theo dõi từng bước con khôn lớn trưởng thành là niềm hạnh phúc đan xen là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi đã biết làm gì? Cần phải chăm sóc thế nào để con phát triển toàn diện? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức nuôi dạy con đúng cách nhất!

1. Sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ 9 tháng tuổi

cẩm nang và chiều cao của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Cân nặng và chiều cao của trẻ 9 tháng tuổi

Theo các chuyên gia y tế, khi bé 9 tháng tuổi sẽ đạt được các cột mốc về cân nặng và chiều cao như sau:

– Bé trai: Sẽ nặng khoảng 8,9kg và dài 72cm.

– Bé gái: Đạt cân nặng khoảng 8,2kg và dài 70cm.

2. Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi đã biết làm gì?

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, bé dần mất đi các phản xạ của trẻ sơ sinh và dần hoàn thiện các kỹ năng vận động thô. Một số mốc phát triển của bé ở tháng này bố mẹ có thể tham khảo:

2.1. Khả năng nhận thức và phát triển thể chất

trẻ có thể ngồi vững và tập nói
Bé có thể ngồi vững và bi bô tập nói

Ở giai đoạn này, bé có thể ngồi vững, bi bô tập nói và vẫy chào tạm biệt một cách thuần thục. Ngoài ra, bé có thể tự đút và bốc thức ăn cho mình. Khả năng tự đúng và bỏ hay ra hiệu cho bố mẹ những đồ mình hứng thú cũng là đặc điểm nổi bật của trẻ 8 tháng tuổi.

2.2. Trí thông minh của bé phát triển như thế nào?

Trí thông minh của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Trí thông minh của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

– Bé thể hiện sự tò mò của mình và nhớ được các vị trí một số đồ vật.

– Có khả năng khám phá mọi thứ hoạt động và nhận thấy rõ màu sắc.

– Bé thích quan sát và học cách đóng mở đồ vật.

– Bé có thể bày tỏ sự lo lắng khi phải rời xa bố mẹ hay ông bà.

– Có thể học cách chơi đùa với một số đồ chơi như quả bóng, ô tô,…

2.3. Khả năng ăn và ngủ của bé thế nào?

Bé có hứng thú hơn với thực phẩm
Bé có hứng thú với thức ăn và tò mò khám phá

Bé có xu hướng thích tò mò và khám phá ra mọi điều xung quanh. Đối với bé, thế giới xung quanh có rất nhiều điều mới mẻ và thú vị. Bé cảm thấy rất hứng thú và thích thử những điều mà mình chưa từng làm như ăn tất cả các đồ ăn hay ném đồ ăn văng ra sàn nhà.

Giấc ngủ ở giai đoạn này vẫn là quan trọng nhất đối với trẻ 9 tháng tuổi. Khi buồn ngủ, bé thường quấy khóc, cáu gắt và thể hiện sự mệt mỏi. Cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ để tập luyện cho con đi ngủ đúng giờ để giúp con ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.

2.4. Khả năng ngôn ngữ

Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi tập nói
Bé tập nói nhiều hơn mỗi ngày

Bé sẽ tập nói nhiều hơn mỗi ngày như ê, a và bắt chước trò chuyện theo người lớn. Bố mẹ nên cố gắng giao tiếp với con thật nhiều như kể chuyện để giúp bé học hỏi, phát triển khả năng ngôn ngữ.

3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc bé 9 tháng tuổi

Khi bé được 9 tháng tuổi bố mẹ có thể hạn chế cho con sử dụng núm vú giả nếu như trước đó bé hay sử dụng vật dụng này. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý đến:

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên đảm bảo cho bé từ 750 – 900 calo mỗi ngày. Một nửa trong số đó là sữa và số còn lại cha mẹ cho bé ăn cháo, bột hoặc các món hầm nhừ để kích thích vị giác.

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, bé có thể ăn được:

– Trái cây và rau xay nhuyễn.

– Mì ống nấu chín mềm.

– Trái cây mềm như bơ, xoài, chuối.

– Các loại thực phẩm khác như: trứng bác, rau hấp vụn, sữa chua, cháo yến mạch,…

3.2. Xây dựng thời gian biểu cho bé

xây dụng lịch sinh hoạt cho bé
Xây dựng lịch sinh hoạt cho bé

Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi rất thích chơi đùa nên điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm là xây dựng thời gian biểu trong ngày cho con. Các hoạt động bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối với các hoạt động ăn uống, vui chơi và nghỉ ngơi khoa học.

3.3. Chú ý các dấu hiệu bất ổn của trẻ

những dấu hiệu bất ổn của bé
Những dấu hiệu bất thường của bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu cha mẹ thấy con có các biểu hiện bất thường sau thì nên đưa bé thăm khám ngay:

– Bé không bập bẹ hay bi bô nói chuyện.

– Bé không thể tự đứng dậy dù có sự trợ giúp của người lớn.

– Bé không có phản ứng lại khi cha mẹ gọi bé.

– Bé không thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia được.

 – Ánh mắt của bé không hướng về phía bố mẹ mặc dù bạn đã cố gắng thu hút sự chú ý của bé.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi.

Nuôi con là cả một hành trình dài và cần sự hỗ trợ sát xao lớn từ cha mẹ. Hi vọng rằng với những kiến thức chia sẻ trên đã giúp cha mẹ có thêm bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi.

Đừng quên luôn theo dõi các bài viết hữu ích trên Hành trình làm cha bố mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *