Nội Dung
Khi bé đạt mốc 7 tháng tuổi có thể mang lại cho bố mẹ vô số những điều bất ngờ. Bé có thể vui vẻ, hiểu một số động tác cơ bản và tìm hiểu mọi thứ. Cha mẹ cùng khám phá sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi dưới đây nhé!
1. Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu tăng trưởng cả về chiều cao lẫn cân nặng. Đối với bé trai có cân nặng khoảng từ 7,4 – 9,2kg và chiều cao trung bình khoảng 67 – 71cm. Còn đối với bé gái có cân nặng khoảng 6,8 – 8,6kg, cao khoảng 65 – 69cm.
2. Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi biết làm những gì?
2.1. Vận động thô và vận động tinh

– Bé có thể bắt đầu tự ngồi được mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.
– Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu tập bò và bò thành thạo ngay sau đó.
– Bé có thể vịn vào thành chắc chắn rồi đứng dậy.
– Bé có thể cầm hai vật và đập chúng vào với nhau.
– Đặc biệt, bé có thể dùng ngón tay cái kết hợp ngón tay khác để nhặt đồ vật lên.
2.2. Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé ra sao?

Việc tìm kiếm sự chú ý bằng cử chỉ và âm thanh là một trong những dấu hiệu cho thấy kỹ năng giao tiếp của bé phát triển. Bé có thể:
– Sử dụng các nguyên âm như: a, o, bà, ba, măm,…
– Bắt chước các từ mà cha mẹ nói.
– Thu hút sự chú ý của người khác bằng cách la hét, đập tay khi có nhu cầu nào đó.
– Bé có thể hiểu được hai người nói chuyện cần luân phiên khi giao tiếp.
2.3. Sự phát triển về cảm xúc và xã hội của trẻ

Sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội là một trong những cột mốc phát triển khá quan trọng của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi. Đây là nền tảng để giúp bé tương tác, giao tiếp với mọi người trong tương lai.
Ở tháng thứ 7, bé có thể:
– Cười và thể hiện cảm xúc như cáu kỉnh, vui tươi.
– Có thể nhận ra những người xung quanh và cảm thấy thích thú khi nhìn thấy người quen.
– Có khả năng quan sát và bắt chước cha mẹ, người thân trong gia đình nhanh chóng.
– Bé bắt đầu biết những điều gì mình thích và không thích
– Bé có thể phát hiện những đứa trẻ khá và khóc nếu các bé khác khóc.
– Bé có hành vi sợ người lạ.
2.4. Khả năng nhận thức

Não bộ của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi phát triển với tốc độ khá nhanh so với trước. Về mặt nhận thức, giai đoạn này bé có thể:
– Có ký ức về các sự kiện gần đây.
– Có thể nói bập bẹ với mọi người.
– Thể hiện sự yêu thích với các màu sắc bắt mắt và tìm cách lấy những đồ vật này cho bằng được.
– Bé thể hiện sự tò mò về thế giới xung quanh, nhất là các đồ vật ngoài tầm với.
– Có thể nhận ra tên của mình trong các cuộc trò chuyện của người lớn.
– Bé có thể theo dõi các đối tượng di chuyển như đồ vật hay người.
– Bé cố gắng tìm những vậy bị che khuất một phần. Bố mẹ có thể thấy điều này qua việc chơi các trò như trốn tìm, u òa với trẻ.
3. Chế độ dinh dưỡng cần thiết của trẻ 7 tháng tuổi

Sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, giai đoạn này bé có thể bổ sung thêm từ 1 – 2 bữa ăn dặm trong ngày. Chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo các nhóm chất sau:
– Tinh bột: Bé cần từ 50 – 80g tinh bột mỗi ngày (chủ yếu là gạo). Tuy nhiên, bố mẹ có thể cho trẻ ăn theo nhu cầu của bé.
– Chất đạm: Cần đảm bảo cung cấp cho bé các loại cá đồng, cá sông (khoảng 10 – 15g); trứng (lòng đỏ trứng); thịt gà (ức gà); đậu phụ (khoảng 30 – 40g); các chế phẩm từ sữa (50 – 70g). Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp đa dạng các loại thực phẩm và ước lượng thành phần dinh dưỡng giữa các nhóm để đảm bảo nhóm chất phù hợp cho bé.
– Các loại vitamin và khoáng chất: Bố mẹ cần cung cấp cho bé khoảng 20 – 30g rau củ mỗi ngày để đảm bảo chất xơ và các loại vitamin khoáng chất.
Tìm hiểu ngay công thức làm thức ăn dặm của Nhật cho bé.
4. Dấu hiệu bé 7 tháng tuổi bắt đầu mọc răng

Hầu hết, trẻ sơ sinh thường mọc răng ở tháng thứ 6 nhưng cũng có một số trẻ đã mọc răng từ tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Đối với trẻ mọc răng ở tháng thứ 7 thường có một số dấu hiệu cha mẹ cần chú ý như:
– Bé chảy nước dãi nhiều hơn.
– Hay nhai đồ chơi và mút ngón tay.
– Bé cảm thấy khó chịu khi ăn và rất biếng ăn.
– Bé hay khóc vào ban đêm và không chịu ngủ trở lại.
– Nướu của bé sưng đỏ.
– Bé sốt hoặc bị phát ban.
– Triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón cũng là biểu hiện bé mọc răng cha mẹ nên biết.
Để giúp bé vượt qua giai đoạn mọc răng, khó chịu cha mẹ có thể cho bé ăn thức ăn nghiền hoặc món ăn mềm, dễ tiêu hóa như hồng xiêm, đu đủ chín hoặc chuối,…
Ngoài ra, để chăm sóc răng miệng cho bé, cha mẹ nên bắt đầu đánh răng cho con nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các cách chải răng an toàn nhất cho bé nhé!
5. Khi nào cha mẹ cần có sự tư vấn của bác sĩ?
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi, cha mẹ thấy bé có các biểu hiện sau đây thì cần đưa đi thăm khám kịp thời:
– Bé thường ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày kể cả buổi trưa.
– Bé sốt hơn 39 độ C.
– Thường hay phát ban.
– Bé có dấu hiệu tiểu ít, khô miệng.
– Trẻ rất khó khăn khi thở.
– Bé không thể ngồi dậy được dù bố mẹ đã hỗ trợ.
– Bé có biểu hiện chậm chạp, thờ ơ với các hoạt động hoặc không đáp ứng khi có người gọi tên mình,…
Bài viết liên quan: Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi.
Trên đây là các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi. Hi vọng rằng, với những thông tin trên đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con yêu một cách toàn diện nhất!