Cần chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi như thế nào tốt nhất?

khả năng tư duy của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi phát triển mạnh

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi bước vào giai đoạn phát triển mới như bắt đầu tập ăn dặm, tự ngồi, bập bẹ nói,… Bố mẹ cần chăm sóc bé như thế nào để giúp con phát triển một cách toàn diện? Hãy cùng tìm hiểu ngay bí quyết trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

1. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

1.1. Nhận thức của bé

khả năng tư duy của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi phát triển mạnh
Khả năng tư duy của bé 6 tháng tuổi phát triển mạnh

Giai đoạn này sự phát triển nhận thức của bé liên quan đến sự phát triển trí não tổng thể, bao gồm trí thông minh và khả năng tư duy. Trẻ sẽ thường:

– Tò mò hơn như một “nhà thám hiểm tí hon” luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Bé sẽ chạm vào bất kỳ thứ gì và cảm nhận những thứ đó nếu bé bị thu hút.

– Luôn bắt chước âm thanh: Bé phát triển các kỹ năng diễn giải âm thanh tốt hơn và cũng sẽ bắt chước âm thanh mà bé nghe được.

– Bé có thể đáp lại khi được gọi tên mình.

– Bé có thể nói những phụ âm và nguyên âm phổ biến như: a, u, bờ, ơ,…

1.2. Mốc phát triển thể chất 

trẻ 6 tháng tuổi có thể phối hợp tay và mặt chính xác
Bé 6 tháng tuổi có thể phối hợp tay, mắt chính xác

– Bé có thể phối hợp tay, mắt tốt hơn với những cử chỉ chính xác.

– Khả năng phân biệt giữa các màu cải thiện nhất là về độ nhận thức chiều sâu, tầm nhìn màu sắc.

– Bé có thể điều khiển các ngón tay một cách dễ dàng.

– Cơ lưng của bé phát triển mạnh mẽ nên có thể ngồi mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.

– Bé có thể mọc được một hoặc hai chiếc răng.

1.3. Giấc ngủ và cảm xúc của bé thay đổi như thế nào?

Thời gian ngủ của bé từ 6 đến 8 tuổi
Thời gian ngủ vào ban đêm của bé kéo dài từ 6 – 8 giờ

Sang đến thứ 6, giấc ngủ của bé sẽ kéo dài hơn và không bị gián đoạn vào ban đêm. Mỗi đêm bé có thể ngủ từ 6 – 8 giờ mà không cần thức để bú sữa. 

Ngoài giấc ngủ, cảm xúc của bé ở giai đoạn này cũng thay đổi khá rõ nét. Bé có thể:

– Nhận biết người thân quen mình: Bé sẽ thoải mái khi được bố mẹ, ông bà,… bế. Ngược lại, bé sẽ quấy khóc và khó chịu khi người lạ tiếp xúc gần bé.

– Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi thích chơi với người chăm sóc bé, với bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình.

– Bé có nhiều biểu hiện cảm xúc khác nhau như: đói, buồn ngủ, bị đau,..

– Bé có thể phản ứng với người quen bằng vẻ mặt vui hoặc buồn trong những tình huống khác nhau.

1.4. Giác quan của bé ra sao?

Trẻ 6 tháng tuỏi thích chạm vào đồ vật và cho vào miêng
Bé 6 tháng tuổi thích chạm vào đồ vật và cho vào miệng

– Bé rất thích chạm vào các kết cấu khác nhau như đồ chơi, đồ ăn và nước để cảm nhận chúng.

– Bé dễ thu hút bởi các vật thể lớn hơn, sáng hơn và ấn tượng hơn.

– Bé sẽ cảm thấy được an ủi khi người lớn chạm vào người và vỗ về mỗi lúc buồn, khóc.

– Bé có thể cầm được đồ vật hoặc chơi đồ chơi bằng cả hai tay. 

– Khả năng đưa đồ chơi vào miệng của bé khá thuần thục.

Xem thêm: Những mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng tuổi

2. Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi thế nào đúng cách?

2.1. Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

sữa mẹ tốt cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuỏi
Sữa mẹ tốt cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Sữa mẹ có chứa khoảng 50% calo chất béo và 45% calo chất bột đường cùng 5% calo chất đạm. Phần lớn chất bột đường có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ hấp thụ canxi tốt nhất. 

Ngoài ra, việc cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường kháng thể, giảm các nguy cơ bệnh hen suyễn, ngoài da, béo phì,…

Không những vậy, sữa mẹ còn giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.

Quan trọng hơn, đối với trẻ sinh thiếu tháng được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ giúp con phát triển hơn rất nhiều so với nuôi bằng sữa công thức.

2.2. Thời điểm quyết định cho trẻ ăn dặm

bé ăn dặm
Bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi bởi hệ tiêu hóa của bé gần như đã hoàn chỉnh. Từ tháng 6 tuổi trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó bé cần khoảng 700 kcal/ngày. Do đó việc cho bé ăn dặm là cần thiết.

Nguyên tắc dăn dặm cho trẻ nên từ ăn ít đến nhiều để bé tập dần với thức ăn mới. Bé có thể tập ăn sữa chua, hoa quả mỗi ngày.

Trước cha mẹ cho bé ăn dặm nên chú ý dựa vào biểu hiện của bé đã sẵn sàng chưa qua:

– Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.

– Bé đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi không cần sự trợ giúp.

– Bé có thể đưa môi về phía trước để nhận thức ăn từ muỗng/thìa.

– Lưỡi của bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ và bé cũng thể hiện sự thích thú với thức ăn mà bố mẹ, gia đình đưa cho.

2.3. Các hoạt động giúp kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé

chơi với con
Chơi với con

– Cha mẹ cho bé nằm sấp: Việc cho bé nằm sấp mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút giúp tăng cường, làm săn chắc cơ bắp của bé. Bố mẹ cũng lưu ý khi bé nằm sấp luôn để mắt đến con!

– Dành thời gian chơi với con: Nói chuyện hoặc chơi với con sẽ giúp bé kích thích kỹ năng lắng nghe tốt nhất.

– Đọc sách và đưa con đi dạo ngoài trời: Hành động này giúp kích thích thị lực bé cũng như giúp bé tăng khả năng giao tiếp.

2.4. Chích ngừa cho bé

chích ngừa cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
chích ngừa cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi cần được tiêm các loại vắc-xin theo lịch tiêm chủng của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC. Các mũi tiêm gồm có:

– Ho gà, bạch hầu, uốn ván.

– Vi khuẩn Hib

– Bại liệt

– Phế cầu khuẩn

– Rotavirus

– Cảm cúm

Các mũi tiêm phòng này có thể gây cho bé phản ứng phụ như sốt nhẹ, đỏ tại mũi tiêm, bé quấy khóc,… Bố mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ sau tiêm để nhờ sự trợ giúp của các nhân viên y tế.

2.5. Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Chăm sóc răng miệng cho bé
Chăm sóc răng miệng bé

Theo khuyến cáo của chuyên gia Nha khoa, bố mẹ nên bắt đầu chải nướu răng cho trẻ bằng bàn chải mềm ngay sau sinh. Đối với trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ chú ý chăm sóc răng, miệng cho bé bằng cách sử dụng lượng nhỏ kem đánh răng cho trẻ.

2.6. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

chăm sóc giấc ngủ cho bé
Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Khi bé được 6 tháng tuổi, trẻ ngủ nhiều hơn về đêm và ban ngày sẽ ngủ được khoảng từ 2 – 3 giấc. Các chuyên gia khuyến nghị bố mẹ nên đặt con nằm ngửa khi ngủ và không cần điều chỉnh lại nếu bé lăn lộn lúc ngủ. 

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ đột tử (SIDS) trong lúc ngủ của trẻ cha mẹ nên chú ý:

– Tuyệt đối không quấn chăn cho bé khi ngủ.

– Không đặt vào trong giường bé các vật như thú nhồi bông hay nhiều vật dụng khác.

– Không nên sử dụng các loại đệm lót cũi kể cả là loại thoáng khí.

– Cho bé nằm ngủ với quạt và giữ nhiệt động phòng luôn mát mẻ.

Xem thêm: Những điểu cha mẹ nên biết về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi.

Nuôi con là một hành trình không đơn giản nhưng luôn là niềm tự hào, thiêng liêng của cha mẹ. Hi vọng rằng, với những thông tin trên cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích về việc chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tốt nhất. 

Chúc cha mẹ có hành trình nuôi con luôn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *