Nội Dung
Cũng giống như các tháng trước, trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi tiếp tục mang đến niềm vui bất ngờ cho bố mẹ như biết cách nũng nịu, giơ tay đòi bế. Ngoài điều này, bé còn có mốc phát triển nào nữa không? Bố mẹ cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
1. Bé 5 tháng tuổi phát triển ra sao?
1.1. Thể chất và kỹ năng vận động

Trung bình trẻ 5 tháng tuổi tăng khoảng 500g và dài thêm 2cm so với tháng trước. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì cân nặng và chiều cao của trẻ cụ thể:
– Đối với bé trai: nặng từ 6,1 đến 9,2kg và cao từ 61,9 đến 69,9cm.
– Đối với bé gái: nặng từ 5,5 đến 8,7kg và cao từ 59,9 đến 68,2cm.
Ở giai đoạn này, bé có thể:
– Vươn tay ra để lấy đồ vật.
– Biết dồn trọng lượng lên hai chân và giữ trong tư thế đứng thẳng.
– Bé biết lật trở mình.
– Bé ngồi được nếu có sự hỗ trợ của người đỡ hoặc chăn, gối chèn.
– Khả năng nhìn xa và nhận diện màu sắc được cải thiện rất tốt.
– Bé có thể nâng ngực lên khỏi sàn bằng tay khi được đặt úp hoặc ngoài người, giơ tay để nắm vật ở gần.
1.2. Nhận thức của trẻ 5 tháng ra sao?

– Bé có thể theo dõi các vật thể chuyển động hoặc người đi qua đi lại trước mặt mình.
– Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi có thể tìm thấy đối tượng bị ẩn đi một phần. Bố mẹ có thể nhận thấy điều này khi chơi trò ú òa với con.
– Bé biết trả lời “không” thông qua cử chỉ, điệu bộ như lắc đầu, xua tay.
– Bé biết thử nghiệm nguyên nhân và kết quả thông qua lặp lại thường xuyên hành động của mình để xem hiệu ứng tương tự có xảy ra.
– Quan sát kỹ lưỡng đồ vật và con người.
– Bé dễ bị phân tâm với những đồ vật mới.
– Giấc ngủ đêm của bé dài hơn so với tháng trước.
1.3. Sự phát triển cảm xúc và xã hội

– Bé có thể đáp lại những cảm xúc của mọi người thông qua vẻ mặt vui cười hoặc phát ra âm thanh vui nhộn.
– Bé có thể nhận ra cảm xúc của bố mẹ thông qua giọng điệu khi trò chuyện.
– Thích ngắm mình trong gương.
– Luôn vui vẻ trong trạng thái cảm xúc của mình.
– Bé thích chơi với bố mẹ và người thân quen trong gia đình.
1.4. Kỹ năng giao tiếp

– Bé biết đáp lại khi nghe gọi tên mình bằng cách quay đầu về phía phát ra tiếng gọi.
– Nếu bố mẹ nói chuyện với bé, bé sẽ trả lời bằng cách mấp máy miệng, lưỡi để tạo ra những âm thanh.
– Biết bập bẹ một chuỗi dài và sử dụng vẻ mặt, giọng nói thể hiện niềm vui hoặc không hài lòng.
1.5. Các giác quan của bé phát triển ra sao?

– Cảm nhận vị giác của bé khá phát triển. Bé có thể cho bất cứ thứ gì nắm được vào miệng để xem cảm giác như thế nào.
– Tuy mới 5 tháng tuổi, bé có thể nhìn được rất nhiều màu sắc và phân biệt được chúng.
– Bé có thính giác tốt hơn trước thông qua việc luôn quay đầu về phía phát ra âm thanh.
– Bé luôn cố gắng chạm, nếm và nắm mọi thứ có thể chạm vào được.
Xem thêm: Qúa trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi.
2. Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi phát triển toàn diện
2.1. Dinh dưỡng

Giai đoạn 5 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu trong ngày của trẻ. Theo như khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn ít nhất là trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo bé nhận đủ lợi ích từ sữa mẹ mang lại.
Mỗi ngày, trẻ bú sữa ít nhất từ 7 – 10 lần. Trong đó, ban ngày bú cần 5 – 6 lần còn ban đêm khoảng 2-4 lần.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn dặm tùy theo thể trạng và nhu cầu của bé. Nếu nghĩ đến việc cho con ăn dặm thì mẹ có thể quan sát xem các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm hay chưa.
Trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ chú ý tránh cho con ăn nhiều các loại rau củ có chứa hàm lượng nitrat cao như cà rốt, củ cải đường, rau chân vịt. Bởi vì các thực phẩm này có thể gây hội chứng methemoglobin huyết cho bé.
Xem thêm: Cách nấu nước dashi của Nhật, công thức làm thức ăn dặm cho bé.
2.2. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Khi bé được 5 tháng tuổi thường thức dậy khoảng 1 – 3 lần trong đêm để ăn uống. Nếu thấy bé thức giấc nhiều lần, bố mẹ hãy kiểm tra xem bé có gặp vấn đề gì về giấc ngủ hay sức khỏe nào không.
Trung bình, mỗi trẻ 5 tháng tuổi nên ngủ khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài khoảng 3 – 4 giờ và cộng thêm từ 11 – 12 tiếng vào ban đêm.
2.3. Chọn quần áo cho bé như thế nào?

Bố mẹ nên chọn cho bé những bộ “cánh” thật mềm mại với chất liệu an toàn và không gây kích ứng. Bố mẹ nên mặc đồ liền cho con thay vì quần áo rời. Ngoài ra, mũ trùm đầu cũng không cần thiết nên bố mẹ có thể bỏ qua nếu là mùa hè.
2.4. Giao tiếp với bé

Để giúp bé phát triển ngôn ngữ, bố mẹ nên:
– Thường xuyên trò chuyện với con.
– Hãy nhìn vào mắt con và làm các biểu cảm trên khuôn mặt để giúp con liên kết được từ lời nói và nét mặt.
– Cùng con chơi đùa, đọc sách hoặc hát. Các trò chơi này giúp con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho con.
– Bố mẹ hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể con để biết con cần gì.
– Khi bé quấy khóc, bố mẹ hãy kiểm tra xem con ăn đã no chưa, tã có bẩn không.
2.5. Các bệnh phổ biến bé 5 tháng tuổi thường gặp

Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, bé thường ra ngoài và có cơ hội tiếp xúc với nhiều người hơn nên dễ mắc các bệnh lý sau:
– Bệnh nhiễm trùng tai.
– Tay chân miệng.
– Bệnh cảm lạnh.
– Viêm hô hấp do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.
– Bé bị sốt phát ban.
Để ngăn ngừa bệnh cho bé, bố mẹ nên:
– Giữ cho nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ và luôn mở cửa cho nắng chiếu vào nhà để ngừa ẩm mốc, diệt vi khuẩn.
– Cho bé tiêm phòng đầy đủ các mũi cần thiết ở lứa tuổi.
– Hạn chế cho bé đến nơi đông người.
– Nếu người thân trong gia đình bị bệnh nên đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với bé.
– Nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng đầu.
Trong trường hợp bé gặp các vấn đề sức khỏe sau bố mẹ cần cho con đi thăm khám kịp thời:
– Bé tăng ít hoặc không tăng cân so với trọng lượng lúc sinh.
– Bé không ngẩng được đầu khi nằm sấp hoặc không thể ngồi khi có sự trợ giúp.
– Chân, tay vận động hạn chế.
– Bé không biết mút tay hoặc đưa đồ vật lên miệng.
– Bé không quan tâm đến mọi thứ xung quanh hoặc không tỏ ra yêu thích, gần gũi mẹ và người thân.
– Bé không theo dõi được sự chuyển động của vật, người hay không phản hồi với tiếng động, âm thanh,…
Khám phá ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi để trẻ phát triển toàn diện tại đây nhé các mẹ!
Như vậy, có thể thấy rằng trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi việc ăn, ngủ và chơi vẫn là hoạt động chính. Giai đoạn này cũng chuẩn bị khép lại nửa năm đầu tiên sau sinh của bé để hướng đến mốc phát triển tiếp theo. Chúc bố mẹ luôn có kiến thức tốt trong hành trình nuôi con khôn lớn! Đừng quên luôn theo dõi bài viết hữu ích trên Hành trình làm Cha nhé bố mẹ!