Nội Dung
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi phát triển rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ khiến người lớn khá bất ngờ. Ở giai đoạn này, bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể tham khảo bí quyết chăm con tốt nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi phát triển ra sao?
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 3 tháng tuổi sẽ xoay quanh 3 lĩnh vực chính: nhận thức, thể chất và cảm xúc thông qua các hoạt động:
1.1. Thể chất

Cân nặng và chiều cao của bé phát triển hơn trước rất nhiều. Trung bình, chiều dài của bé tăng khoảng 2 – 3cm và cân nặng tăng khoảng 0,6 – 12kg so với tháng trước.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu?
Khi được nằm sấp, bé có thể nâng đầu với một góc là 45 độ. Sức mạnh của cơ cổ bé ngày được phát triển. Trẻ có thể cất cổ cao đầu khi nằm sấp.
1.2. Có phản ứng với âm thanh

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể nghe và hướng về nơi phát ra âm thanh. Bé có thể nghe thấy những âm thanh quen thuộc như giọng nói của cha mẹ, tiếng chuông điện thoại reo,…
1.3. Giúp tăng khả năng giao tiếp bằng giọng nói

Một số bé có thể mấp máy môi và bập bẹ đáp lại những gì bé nghe thấy được. Tuy nhiên, những tiếng bập bẹ này không giống thực tế nhưng đây là cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của bé.
2. Các mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
2.1. Trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi

Bé vẫn ngủ nhiều hơn. Đôi mắt của bé phối hợp tốt hơn với khả năng nhận thức cũng cao hơn. Nếu cha mẹ thấy con thường xuyên nheo mắt, mắt có hiện tượng không bình thường thì hãy đưa bé đi khám nhãn khoa ngay.
2.2. Trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi

Giai đoạn này tầm nhìn của bé được cải thiện không ngừng. Bé có thể cảm nhận màu sắc cũng như theo dõi các vật chuyển động xa đến 7m.
Ngoài ra, bé 13 tuần tuổi có thể sử dụng tay để nắm, kéo bất cứ thứ gì ở gần, bao gồm tóc, quần áo,…Các kỹ năng vận động, phối hợp tay và mắt bé trở nên tốt hơn. Việc bé hét, la to giai đoạn này cũng khá phổ biến.
2.3. Trẻ sơ sinh 14 tuần tuổi

Bé có thể phân biệt được màu sắc và các màu xanh đậm. Thế giới của bé giường như rực rỡ hơn. Bé bắt đầu phản ứng tích cực hơn với sự hiện diện của bạn hay người thường xuyên chăm sóc trẻ.
2.4. Trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi biết làm gì?

Đa số bé ở giai đoạn này đều đã biết lật, một số bé còn có thể lật thành thạo. Tuy nhiên, bé cần có sự hỗ trợ từ người lớn nếu muốn lăn mình trở lại tư thế nằm ngửa.
3. Bí quyết chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi cha mẹ nên biết
Để chăm sóc cho con cưng phát triển khỏe mạnh và an toàn cha mẹ nên:
3.1. Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi này. Bố mẹ tránh cho bé tiêu thụ thêm thực phẩm rắn nào, thậm chí là sữa bò hay nước trái cây tươi,…
3.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ

Khả năng phản ứng với âm thanh và cử chỉ của bé phát triển hơn rất nhiều so với trước. Bố mẹ hãy chơi các trò ú òa và nói chuyện với con nhiều hơn. Nhất là các cử chỉ hay biểu cảm thú vị để làm cho bé cười nhiều hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đặt các món đồ chơi ở gần bé nhằm khuyến khích bé với, lấy chúng.
3.3. Sử dụng biện pháp an toàn khi chăm sóc trẻ

Các hoạt động và cử chỉ của trẻ ngày càng tăng lên. Vì vậy, bố mẹ hãy đặt bé nằm cách xa cửa sổ, tránh các vật nhọn, thuốc, nước nóng, vật có kích thước nhỏ,…
3.4. Thường xuyên cho bé ra ngoài

Bố mẹ hãy cho bé ra ngoài để tiếp với môi trường xung quanh. Việc làm này sẽ giúp bé tăng khả năng nhận thức thế giới quan, khả năng giao tiếp phát phát triển hơn.
3.5. Giấc ngủ của bé

Bé cần khoảng 14 – 15 giờ ngủ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn. Mỗi giấc ngủ của bé thường kéo dài khoảng từ 4 – 5 giờ. Do vậy, cha mẹ đừng đánh thức con dậy để bú hay thay tã nếu con đang ngủ.
Ngoài ra, để đảm bảo giấc ngủ của con, bố mẹ hãy để đèn mờ, tránh âm thanh sôi động ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
3.6. Tạo thói quen cho bé

Bố mẹ hãy tạo thói quen cho con ăn, ngủ, chơi và tắm đúng giờ. Điều này sẽ giúp con yêu quen với lịch sinh hoạt nhất định.
3.7. Khám sức khỏe và chích ngừa

Bố mẹ cũng đừng quên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng theo đúng lịch nhé!
Tùy theo mỗi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ có sự phát triển khác nhau. Là cha mẹ hãy luôn theo sát con mỗi ngày để nhận biết các dấu hiệu bất thường và đưa bé đi khám ngay.
Xem Thêm: Qúa trình phát triển của trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng tuổi
Chúc cha mẹ có hành trình nuôi con thành công và đừng quên luôn theo dõi các bài viết hữu ích trên Hành trình làm cha nhé!