Cùng khám phá sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Thời lượng giấc ngủ cuẩ trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đạt mốc phát triển như thế nào chuẩn là băn khoăn của không ít những người lần đầu làm cha mẹ. Hành trình làm cha hôm nay sẽ cùng cha mẹ khám phá sự tăng trưởng, phát triển của trẻ 2 tháng tuổi ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có sự tăng trưởng ra sao?

cẩn năng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

So với tháng tuổi đầu tiên, trẻ tăng trưởng khá nhanh. Cân nặng của bé đã đạt khoảng 150 – 200gr/tuần. Trung bình bé gái có cân nặng khoảng 5,1kg và có chiều cao 57,1cm. Còn với bé trai có cân nặng, chiều cao tương ứng là 5,5kg và 58,4cm.

Trẻ 2 tháng tuổi tăng trưởng hoàn toàn nhờ vào nguồn sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ cần khoảng 6 – 10 lần bú/ngày với tổng thể tích sữa là khoảng 400 – 900 ml. Còn đối với trẻ bú sữa công thức cần khoảng 6 bình/ngày, với tổng thể tích sữa là 700 – 100 ml.

Giai đoạn này, nhu động ruột của trẻ bắt đầu có xu hướng giảm dần. Vì vậy, bố mẹ đừng ngạc nhiên khi 1 – 2 ngày bé không đi đại tiện. Trong trường hợp bé vẫn đại tiện đều, và nhiều thì vẫn là bình thường nhé!

2. Các giai đoạn phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh ở giai đoạn 2 tháng tuổi được chia làm 4 tuần như sau:

2.1. Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, bé thể hiện sự chú ý ngày càng tương đối với các vật có màu sắc sặc sỡ và phức tạp. Bố mẹ có thể cho bé chơi thú nhồi bông hoặc bóng mềm để con chạm và tương tác với chúng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần đảm bảo những món đồ này cho bé luôn được sạch sẽ để bé có thể cho vào miệng.

Một điều nữa ở giai đoạn 8 tuần tuổi khiến bố mẹ ngạc nhiên về bé là khả năng phân biệt âm thanh. Bé có thể phân biệt giọng nói của cha mẹ với các âm thanh khác khi hướng về phía phát ra tiếng ồn.

Dù bé chưa biết phản hồi lại những âm thanh cha mẹ nhưng mỗi ngày cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con yêu. Việc làm này sẽ giúp bé tăng sự chú ý, cảm xúc và các giác quan phát triển.

2.2. Trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi

trẻ trường cho bất cứ thứ gì vào miệng
Bé có thể cho bất cứ thứ gì mình nắm được vào miệng

Sang tuần thứ 9, bé muốn đưa bất cứ thứ gì mà mình nhìn thấy, nắm được để cho vào miệng. Giai đoạn này bé cũng bắt đầu chảy khá nhiều nước dãi nhưng chưa phải dấu hiệu bé đang mọc răng. Việc chảy nước dãi chỉ đơn thuần là phản xạ khi bé muốn đưa đồ vật nào đó vào miệng.

Giấc ngủ của trẻ cũng kéo dài hơn trước. bé có thể ngủ từ 2 – 4 giấc/ngày với tổng số thời gian ngủ kéo dài từ 15 – 17 tiếng. 

Ở tuần tuổi này, bé bắt đầu tìm cách nghiêng người sang trái hoặc sang phải khi được nằm ngửa. Nhiều trẻ còn có thể tự xê dịch vị trí mình nằm sang chỗ khác nên bố mẹ hết sức chú ý đảm bảo an toàn khi đặt bé.

2.3. Trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi

trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi
Bé sơ sinh 10 tuần tuổi

Các động tác đưa tay vào miệng, xoay người hay đạp của bé chưa thực sự là trơn tru và thành thạo. Tuy nhiên, bé có thể thực hiện các động tác đơn giản hơn mà không cần có sự phối hợp.

Bố mẹ hãy tạo khoảng không gian cho con để con quơ tay hay duỗi chân. Khi bé thức, bố mẹ hãy đặt bé nằm trên nệm hoặc thảm để con tự do vận động và không quên để mắt đến bé. Việc này sẽ giúp bé tăng sức mạnh cơ bắp đáng kể.

Có khá nhiều trẻ 10 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tìm cách lật, đạp 2 chân và cười thành tiếng. Để giúp con phát triển tốt nhất về giao tiếp và vận động, cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều người hơn, nhất là những người sau này sẽ chăm sóc và chơi cùng bé.

2.4. Trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi có gì đặc biệt?

trẻ sơ sinh 11 tuần tuổi
Sự phát triển của trẻ 11 tuần tuổi

 

Bé có thể đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng và mút rất nhanh nhẹn. Ngoài ra, bé cũng có thể tự ngẩng đầu lâu hơn một chút so với trước. Đầu của bé có thể giữ ổn định hơn nếu bố mẹ bế bé theo tư thế đứng, vác vai.

3. Các vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cha mẹ cần quan tâm

3.1. Thận trọng khi tiếp nhận lời khuyên

 

nuôi con cũng nên thận trọng với những lời khuyên
Nuôi con cũng nên thận trọng với những lời khuyên

Lúc này, cha mẹ sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên chăm sóc trẻ của người thân và bạn bè, trong đó có những lời khuyên chưa có cơ sở khoa học. Bố mẹ đừng vội vã đáp trả hoặc làm theo mà hãy thận trọng, tham vấn ý kiến bác sĩ để có thông tin chăm sóc bé đúng cách.

3.2. Giấc ngủ của bé

Thời lượng giấc ngủ cuẩ trẻ 2 tháng tuổi
Thời lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Bé có thể ngủ rải rác từ 3 – 4 lần vào ban ngày với thời gian khoảng 4 – 8 giờ. Giấc ngủ ban đêm của bé có thể kéo dài từ 8 – 10 giờ.

3.3. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tuần thứ 8

Tiêm phòng vác xinh cho trẻ 2 tháng tuổi
Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ

Ở giai đoạn tuần tuổi này, bé cần sử dụng khá nhiều vắc-xin như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, phế cầu, rotavirus,… Vắc-xin là cách giúp bảo vệ cho trẻ trước những căn bệnh nguy hiểm trong cả cuộc đời, vì thế cha mẹ đừng quên lịch tiêm cho con nhé!

3.4. Lựa chọn cũi cho trẻ

Chọn cũi ngủ cho bé
Lựa chọn cũi cho bé

Bố mẹ nên chọn loại cũi nhắn, không có bất kỳ sự tổn hại và nguy hiểm nào cho bé. Ngoài ra, nệm đặt trong cũi cũng cần vừa và có thể kiểm tra bằng cách đặt hai ngón tay vào khoảng trống giữa thành cũi và giữa nệm. Nếu thừa chỗ trống thì có nghĩa tấm nệm chưa đạt kích thước phù hợp. 

Luôn đặt con tư thế ngửa trên nệm là đủ và không nên đặt thêm đồ chơi trong cũi con khi ngủ như gối bông, xúc xắc có nguy cơ gây chèn đường thở của bé.

3.5. Bé quấy khóc phải làm sao?

bé quấy khác phải làm sao
Bé quấy khóc phải làm sao?

Khi bé quấy khóc có nhiều cách dỗ trẻ như sử dụng trò chơi hay trò chuyện với bé,… Tuy nhiên, cha mẹ đặc biệt chú ý không lắc trẻ để dỗ sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ trẻ. Khi dỗ bé bắt đầu ngủ thì nên đặt trẻ vào cũi để bé tự ngủ tiếp mà không nên dỗ bé ngủ hoàn toàn mới đặt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn cho khả năng tự ngủ sau này của bé.

3.6. Viêm da cơ địa của trẻ

Bé bị viên da cơ địa
Trẻ bị viêm da cơ địa

Đây là vấn đề trẻ gặp phải thường xuyên với các biểu hiện như có các nốt mụn nhỏ chứa dịch, phát ban. Bệnh xuất hiện từ mặt rồi lan ra khắp cơ thể khiến bé vô cùng khó chịu. Căn bệnh này có thể tự hết khi bé 18 tháng tuổi. Để giúp làm dịu ngứa, khó chịu cho trẻ, bố mẹ hãy bôi nhẹ nhàng lớp dưỡng ẩm sau khi tắm bằng nước ấm. Trong phòng nên đặt một máy phun sương làm ẩm. Trường hợp bé không thuyên giảm, cha mẹ hãy đưa bé thăm khám, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị chính xác, kịp thời.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Trên đây là những mốc phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Chúc bố mẹ luôn thành công với kiến thức chăm sóc con hữu ích trên Hành trình làm cha nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *