Nội Dung
Trẻ 10 tháng tuổi ngày càng trở nên năng động hơn vì đã học được cách kiểm soát cơ thể và quá trình di chuyển. Cần chăm sóc trẻ thế nào để phát triển toàn diện là băn khoăn của không ít bậc cha mẹ. Bài viết hôm nay sẽ giúp bố mẹ có thêm bí quyết chăm sóc trẻ đúng cách nhất.
1. Trẻ 10 tháng tuổi phát triển ra sao?
1.1. Sự phát triển về thể chất của trẻ

Khi đạt mốc 10 tháng tuổi, hầu hết các bé gái đạt cân nặng khoảng 8,4kg và dài khoảng 71,3cm. Còn đối với bé trai nặng khoảng 9,1kg và dài khoảng 73,4cm.
Ngoài ra, ở giai đoạn này bé có thể:
– Tự đứng và từ từ hạ mình xuống cũng như chuyển sang tư thế ngồi xổm.
– Bò thuần thục và chập chững bước đi.
– Tự bốc thức ăn cho vào miệng.
– Bập bẹ, bắt chước những từ mà người lớn nói.
– Xếp đồ chơi và vẫy chào tạm biệt.
1.2. Sự phát triển giao tiếp

Bé rất thích bắt chước mọi thứ mà cha mẹ làm từ chải tóc đến cầm điện thoại. Ngoài ra, bé có thể lắng nghe âm thanh từ lời ru của mẹ và quan sát phản ứng của mẹ trong các tình huống khác nhau.
Không những vậy, giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi còn có thể hiểu và làm theo các lệnh đơn giản như “vẫy tay chào” hoặc “vỗ tay”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bé có thể bắt đầu nói từ đầu tiên khi được 10 – 11 tháng tuổi. Các từ bé nói đầu tiên thường là papa hoặc mama,…
1.3. Nhận thức của trẻ 10 tháng tuổi

– Bé hứng thú với âm nhạc có giai điệu sôi động và vui tươi.
– Bé có thể hiểu các cụm từ hoặc từ ngữ đơn giản.
– Bé có thể nhìn thấy các màu sắc rõ ràng và biết thu thập các dữ liệu.
– Thể hiện đặc điểm và tính cách mới bản thân.
– Tò mò và biết khám phá mọi thứ.
– Biết liên kết ý nghĩa của hành động như thấy bố mẹ thay quần áo, đi giày cho là bé biết được ra ngoài.
1.4. Giấc ngủ của bé

Khi chạm mốc 10 tháng tuổi, bé thường cần khoảng 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày gồm giấc ngủ trưa và chiều. Bên cạnh đó, vào ban đêm bé có thể ngủ với thời gian kéo dài đến 12 giờ.
Xem thêm: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi.
2. Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi như thế nào đúng cách?
2.1. Chế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia nhi khoa, trước khi bé chạm mốc 12 tháng tuổi thì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Mỗi ngày bé cần khoảng 3 – 4 cữ bú. Mỗi cữ sữa bé bú cần khoảng 170 – 250ml.
Ngoài ra, mẹ nên tiếp tục đa dạng hóa thực đơn của con bằng cách cho bé ăn nhiều loại rau, ngũ cốc, thịt và sữa chua. Trong quá trình lựa chọn và chế biến thực phẩm cho trẻ, cha mẹ cần tránh cho con ăn ngô, nho khô, kẹo cứng hay các loại hạt dễ gây nghẹt đường thở bé.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng mỗi ngày cho bé cần:
– Năng lượng khoảng 100kcal/kg/ngày, tương đương khoảng 1000kcal/ngày.
– Nước khoảng 100ml/kg/ngày tương đương khoảng 1000ml/ngày.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cha mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm cơ bản:
– Bột đường: 20 – 25g.
– Chất đạm (thịt, tôm, cá): 30 – 40g
– Chất béo (dầu mỡ): 10g
– Vitamin và khoáng chất: 10 – 15g
2.2. Đảm bảo an toàn cho trẻ

Cha mẹ nên thiết kế lại nhà cửa để tạo khoảng chơi an toàn cho bé. Tất cả những thứ có kích thước đủ nhỏ trẻ có thể cho vào miệng và nuốt gây nghẹt thở. Bởi vậy, cha mẹ nên lưu tâm để các đồ vật nhỏ, sắc nhọn, các loại thuốc, ổ điện,… tránh xa tầm với của trẻ.
2.3. Tăng cường giao tiếp với trẻ

Mỗi hoạt động cùng con, cha mẹ nên tường thuật lại cho bé nghe. Hãy đáp lời mỗi khi bé ê, a sẽ giúp tăng khả năng giao tiếp của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dành thời gian bế bé đi dạo hoặc trò chuyện để bé ngắm nhìn mọi việc đang diễn ra xung quanh. Những bước chuyển động khi mẹ bế bé cũng tạo cho bé cảm nhận được sự yêu thương, che chở của mẹ.
2.4. Tập cho trẻ ăn theo bữa

Bố mẹ hãy bắt đầu cố định 3 bữa ăn và dùng bữa chính thay các bữa ăn dặm cho trẻ. Bố mẹ có thể cho bé ăn thêm trái cây, rau xanh chứa vitamin tốt cho sức khỏe bé. Việc tập thói quen ăn uống cho trẻ theo bữa sẽ giúp bé chủ động trong bữa ăn và tình yêu ăn uống. Cha mẹ cũng lưu ý đến thực phẩm và kiểm soát để trẻ không bị béo phì.
Xem thêm: Công thức ăn dặm Dashi của Nhật
2.5. Tránh chấn thương khi ẵm trẻ

Trẻ 10 tháng tuổi ngày càng hiếu động nên khi bế vác sẽ tiềm ẩn nguy cơ chấn thương bé. Việc bé bị chấn thương sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên cha mẹ lưu ý giữ an toàn cho bé.
2.6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

– Bé không thể tự đứng được trên 2 chân cho dù có người lớn hỗ trợ.
– Bé không thể ngồi dù có sự giúp đỡ.
– Bé chưa có dấu hiệu bập bẹ được.
– Không nhận ra người quen.
– Không phản ứng khi cha mẹ gọi.
– Không nhìn vào nơi cha mẹ chỉ.
– Không thể tự chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
Trên đây là sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi. Hi vọng rằng, với những kiến thức trên đã giúp cha mẹ có thêm bí quyết chăm sóc trẻ đúng cách và toàn diện nhất!