Nội Dung
Theo dõi quá trình lớn lên của con là một trải nghiệm vô cùng thiêng liêng, hạnh phúc và cũng đầy thách thức với cha mẹ. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển ra sao, cần chăm sóc thế nào cho con phát triển khỏe mạnh, toàn diện? Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
1.1. Sự phát triển về thể chất

Sau khoảng vài ngày lọt lòng, cân nặng của bé có thể thấp hơn khoảng 10%. Bố mẹ đừng hoảng hốt và lo lắng bởi đó là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân của vấn đề này là do lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể con khi còn trong bụng mẹ sẽ mất đi sau sinh.
Trong khoảng 2 tuần sau sinh bé bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng về thể chất qua chỉ số về cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu và vòng thóp:
– Cân nặng: Với bé mới sinh đạt trung bình khoảng 2,8 – 3kg. Bé dưới 2,5kg được gọi là sinh non hoặc nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Còn bé trên 4kg là sinh quá to. Trong giai đoạn 1 tháng tuổi sau sinh bé tăng trung bình khoảng 700g mỗi tháng so với lúc mới sinh.
– Chiều cao: Bé mới sinh có chiều cao trung bình khoảng 48 – 50cm. Trong thời gian 3 tháng đầu tiên, trẻ có thể tăng thêm khoảng 3,5cm.
– Vòng đầu: Bé đạt khoảng 32cm
– Vòng thóp: Thóp sau có hình tam giác và thường kín. Thóp trước có kích thước mỗi chiều trung bình khoảng 2cm.
1.2. Sự phát triển vận động và tâm thần của bé

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Bé có thể ngủ từ 22 – 23 giờ mỗi ngày. Nhiều bé đôi lúc còn cười khi ngủ. Lúc này, 5 giác quan của bé đã hoạt động:
– Bé nghe được tiếng nói và tiếng động diễn ra xung quanh mình.
– Bé thích uống đồ ngọt và không thích thuốc đắng.
– Bé nhận biết được mùi sữa mẹ, thậm chí có bé còn tìm được vú mẹ để bú.
– Bé biết đau khi tiêm hay bị véo.
– Bé biết nhìn ánh sáng không di động và nhìn được mẹ.
Mỗi cử động của trẻ sơ sinh tháng đầu tiên đều là tự phát và không có ý thức. Do vậy, bố mẹ có thể để ý con có các động tác đột ngột, không có sự phối hợp.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh tháng đầu tiên còn có những phản xạ tự nhiên gồm có:
– Phản xạ bú, nuốt.
– Đưa một vật chạm vào lòng bàn tay thì trẻ nắm rất chặt.
– Khi chạm vào má hay gần vị trí miệng bé thì bé hướng về phía đó để ngậm bú.
– Khi vỗ vào thành giường bé nằm bé sẽ giật mình, hai tay giang ra và ôm choàng vào thân.
Bài Viết liên quan: Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh
2. Bố mẹ cần chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 1 tháng tuổi như thế nào?
2.1. Cho bé bú

Với trẻ 1 tháng tuổi có nhu cầu bú 6 lần/24 tiếng. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ có thể bú lên đến 12 lần/ ngày. Bố mẹ đừng cố kiểm soát số lần bú của con mà hãy để con tự quyết định số lượng, thời gian theo nhu cầu của bé nhé!
2.2. Chăm sóc giấc ngủ cho con

Bố mẹ hãy luôn chú ý đến những dấu hiệu bé tỏ ra buồn ngủ. Hầu hết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ ngay sau khi bú no và có giấc ngủ khá ngắn.
2.3. Giao tiếp

Bé có thể có những nụ cười đầu tiên trong tháng đầu tiên sau sinh nhưng đó là những phản xạ tự nhiên hơn là một cử chỉ đáp lời. Có nhiều trẻ phát triển hành vi thể hiện sự đau bụng, cảm nhận được phổi của bé khi được 1 tháng tuổi.
Tiếng khóc của bé có thể khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể xoa dịu bé bằng cách sáng tạo trong cách dỗ. Bé có thể dừng khóc khi cảm nhận được sự tận tụy, dịu dàng dỗ dành của cha mẹ!
2.4. Giữ cho bé luôn khỏe mạnh

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần được tiêm ngừa. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ thông tin và cho bé chích ngừa đúng lịch.
Cha mẹ cũng cần giảm thiểu số người tiếp xúc với bé để phòng ngừa lây bệnh truyền nhiễm. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch khi bế, thay tã hay trước khi ăn cho bé là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Da bé 1 tháng tuổi khá non nớt, nhạy cảm nên nếu da tay bố mẹ khô thì nên sử dụng kem dưỡng da tay nhé!
2.5. Giữ an toàn cho bé

Bố mẹ hãy có thói quen đóng cửa cũi trước khi làm việc gì khác. Đây là thói quen tốt lành nên được tập dần dù vài tháng nữa bé mới có thể lăn, biết đi. Tương tự như vậy, bố mẹ hãy đặt bé vào bề mặt ghế, bàn bằng phẳng. Luôn có dây cột an toàn khi bé nằm trong xe đẩy hoặc xích đu. Tránh để bé chơi đồ chơi quá nhỏ dễ cho vào miệng hay đồ chơi nhọn,… rất nguy hiểm.
2.6. Luôn chơi đùa và giao tiếp với trẻ

Bố mẹ hãy tập cho bé nằm sấp mỗi ngày vì điều này sẽ giúp cơ cổ và cơ lưng bé phát triển. Lưu ý, bé không chịu được ở tư thế này lâu nên bố mẹ chú ý chỉ cho bé tập một chút thôi.
Ngoài ra, để tăng sự giao tiếp và giác quan bé phát triển, cha mẹ hãy chơi nhạc và tập cho con làm quen với âm nhạc. Bố mẹ cũng không cần đi nhón chân trong nhà khi bé ngủ mà hãy làm điều này bình thường không quá to để bé quen dần tiếng ồn trong cuộc sống.
2.7. Chăm sóc sức khỏe của bé

Một số vấn đề của trẻ có thể khiến cha mẹ “đứng ngồi không yên”. Một trong số vấn đề đó là hiện tượng trẻ hay quấy khóc. Nhiều cha mẹ nghĩ con mình đang bị hội chứng colic hay là khóc dạ đề. Tuy nhiên, phụ huynh cần bình tĩnh và theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ bới có thể đó là dấu hiệu các bệnh lý khác.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì
Trên đây là giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Hi vọng rằng, với những thông tin chia sẻ trên bố mẹ đã có thêm kiến thức chăm sóc bé, giúp bé phát triển toàn diện!