Trẻ 12 tháng tuổi phát triển ra sao và cần chăm sóc như thế nào?

Trẻ 12 tháng tuổi có thể chập chững bước đi chung

Mỗi ngày, cuộc sống của thiên thần nhỏ dường như ngập tràn trong sự khám phá, học hỏi không biết mệt nghỉ khiến cho cha mẹ, người trông trẻ phải “bở hơi tai”. Trẻ 12 tháng tuổi đã biết làm những gì? Cần chăm sóc thế nào để bé phát triển toàn diện? Cha mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

1.1. Cân nặng, chiều cao và giấc ngủ của bé

chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi
Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ 12 tháng tuổi

Khi bé đạt mốc 12 tháng tuổi sẽ có cân nặng tăng gấp ba lần so với lúc vừa sinh xong. Chiều cao cũng như kích thước não bộ của trẻ cũng tăng lần lượt ở mức 50% và 60% so với người trưởng thành.

Mặc dù chiều cao và cân nặng của trẻ phát triển vượt trội so với lúc vừa sinh nhưng về giấc ngủ thì khác hẳn. Trẻ 12 tháng tuổi thường ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Hầu hết, các bé đầu cần có một giấc ngủ trưa ngắn sau khi được ăn, bú no.

1.2. Khả năng vận động

Trẻ 12 tháng tuổi có thể chập chững bước đi chung
Bé 12 tháng tuổi có thể chập chững bước đi đầu tiên

Khi chạm đến giai đoạn thôi nôi, bé có thể đã tự đứng vững, thậm chí có bé chập chững những bước đi đầu tiên trong đời.

Bên cạnh đó, bé cũng đã biết làm quen với việc tự bò, tự ngồi bằng tứ chi và bám vào vật để đứng dậy. Bé cũng khá giỏi trong một số việc như bốc đồ ăn và lật các trang của cuốn truyện hay bấm nút để các món đồ chơi phát ra âm thanh.

1.3. Sự phát triển cảm xúc của trẻ

Cảm xúc của bé 12 tháng tuổi
Cảm xúc của bé 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi có thể diễn đạt được nhu cầu của mình cho người khác thấy thông qua các điệu bộ và cử chỉ. Bé có thể tỏ ra căng thẳng hoặc khóc lóc nếu cha mẹ đi xa. Ở giai đoạn này các bé thường thích bố mẹ hơn những người khác chăm sóc mình.

1.4. Phát triển xã hội

Sự phát triển xã hội của trẻ 12 tháng tuổi
Sự phát triển xã hội của bé 12 tháng tuổi

– Bé có thể bắt chước, chào tạm biệt và có thể chơi các trò như “ú òa”.

– Thích thử phản ứng của bố mẹ với các trò nghịch ngợm như ném thức ăn khi đang ăn.

– Thông qua cử chỉ và điệu bộ của mình bé có thể diễn đạt các nhu cầu của mình cho người khác thấy.

1.5. Sự phát triển trí tuệ 

Sự phát triển về trí tuệ của trẻ

Sự phát triển trí tuệ

Bé có thể bắt chước các âm thanh và nói “cha/ba/bố” hoặc “má/mẹ” cùng một số từ ngữ khác. Ngoài ra, bé có thể chơi các trò trốn tìm như giấu một vài vật đi để xem phản ứng của bố mẹ như thế nào.

Xem thêm: Qúa trình phát triển của trẻ sơ sinh trong suốt 12 tháng đầu đời như thế nào?

2. Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi phát triển toàn diện

2.1. Tiêm phòng cho bé

Tiêm phòng cho bé
Tiêm phòng cho bé

Ở giai đoạn này bé cần tiêm đầy đủ các loại vắc-xin sau:

– Vắc-xin DTaP (ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà): liều thứ 4.

– Vắc-xin viêm màng não Hib: liều thứ 3 hoặc 4.

– Vắc-xin Synflorix (phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu: liều thứ 4.

– Vắc-xin phòng viêm gan B

– Vắc-xin viêm phòng thủy đậu.

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho bé

Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Giai đoạn trẻ 1 tuổi chập chững tập đi nên sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Trung bình mỗi ngày bé cần khoảng 800 – 1.000 calo. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ 12 tháng tuổi giờ cũng đơn giản hơn rất nhiều vì bé có thể ăn các loại thực phẩm như các thành viên khác trong gia đình. Bé có thể dùng mật ong và trứng trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thêm cho bé các bữa phụ trong ngày với rau củ, trái cây, bánh mì nướng nguyên hạt hoặc sữa chua nguyên chất.

Ngoài ra, bố mẹ hãy cho bé uống tối đa 400ml sữa mỗi ngày và các bất kỳ loại sữa nào có trong ngũ cốc ăn sáng. Đó có thể là sữa mẹ, sữa bò đầy đủ chất béo. 

Việc bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin C, vitamin A hay vitamin D cũng rất cần thiết cho trẻ. 

Bố mẹ cũng nên khuyến khích bé uống nước lọc và áp dụng thực đơn cân bằng cho bé. Không nên cho bé ăn các loại thức ăn có hàm lượng muối, đường và mỡ cao. Để tránh bé bị nghẹn, bố mẹ hãy cắt nhỏ thức ăn cho con!

2.3. Các hoạt động giúp khuyến khích sự phát triển của trẻ

Hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện
Hoạt động giúp bé phát triển toàn diện

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ phát triển thông qua một số hoạt động như:

– Đọc sách cho bé mỗi ngày và khuyến khích bé chỉ vào các vật mỗi khi bố mẹ đọc tới.

– Lựa chọn các cuốn sách nhiều màu sắc, hình vẽ và hoa văn thú vị.

– Hát cho bé nghe và khuyến khích cho bé bắt chước theo.

– Hãy gọi tên các đồ vật chính xác và nhất quán để trẻ học theo.

– Chơi cùng bé các trò tưởng tượng như búp bê, các khối đồ, vật dụng trong nhà.

– Tập cho bé các giấc ngủ dài và ngắn đúng giờ. Khuyến khích để bé ngủ ở giường riêng.

– Giảm thời gian xem tivi của bé xuống thấp nhất có thể và thay vào đó là chơi các trò nhiều hoạt động, tương tác với người khác.

3. Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

những lưu lý khi chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ đạt mốc 12 tháng tuổi khá hiếu động và khi chăm sóc bé cha mẹ cần lưu ý vấn đề an toàn như:

– Sử dụng cửa, các ổ cắm điện, bọc cho các tay nắm cửa đảm bảo chắc các vật dụng không thể bị rơi đổ.

– Giữ nhiệt độ máy sưởi khoảng 49°C.

– Giữ môi trường bé không khói bụi, khói thuốc lá hay hóa chất độc hại.

– Không tung người bé lên trong quá trình chăm sóc.

– Đảm bảo các đồ chơi lớn hơn miệng của bé nhằm tránh cho bé bị nghẹn, tắc họng.

– Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ tránh bị vi khuẩn gây hại.

– Không đeo núm vú giả quanh cổ hoặc tay cho bé.

– Kiểm tra toàn bộ các đồ chơi tránh các cạnh sắc nhọn, phòng ngừa tính huống ảnh hưởng đến bé.

– Giai đoạn này bé vẫn chưa sẵn sàng tập sử dụng bồn cầu nên cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đến khi bé được khoảng 18 – 24 tháng tuổi.

– Khuyến khích bé sử dụng giường riêng.

– Không ép trẻ ăn khi bé không muốn.

– Khuyến khích bé sử dụng bát đĩa, thìa riêng.

– Luyện cho bé đánh răng trước giờ đi ngủ và sau mỗi bữa ăn.

Hãy cùng nhìn lại những dấu mốc và những phát triển của con từ những tháng đầu đời nhé.

Trên đây là sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi. Hi vọng rằng, qua những thông tin trên đã giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con yêu đúng cách để giúp bé phát triển toàn diện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *