Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi như thế nào?

Qúa trình phát triển của trẻ sơ sinh

Lần đầu tiên làm cha mẹ chắc hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy chăm sóc trẻ sơ sinh là việc khó khăn, nhiều thử thách. Tuy nhiên, bố mẹ nắm bắt được quá trình phát triển của trẻ sơ sinh như thế nào sẽ có sự chủ động trong chuẩn bị, sẵn sàng đồng hành cùng con yêu hơn!

1. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

1.1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn đầu tiên này, cơ thể và não bộ của bé đang học làm quen với thế giới bên ngoài. Bé có thể bắt đầu:

– Học cách cười và đáp lại nụ cười của bố mẹ.

– Bé bắt đầu có thể nâng ngực và nâng đầu lên cao. Điều này cho thấy hệ cơ xương của bé được nâng lên một mức độ mới.

– Bé biết chăm chú nhìn theo những đồ vật dễ gây sự chú ý.

– Bé có thể đưa tay lên miệng và cầm nắm các đồ vật.

Ở tuần đầu tiên sau sinh, bé có thể ngủ đến 18 tiếng mỗi ngày với mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1 – 3 tiếng. Trong những tuần sau bé có thể ngủ khoảng 14 – 16 tiếng/ngày. Tháng đầu tiên bé có thể tăng từ 140 – 250gr và chiều dài tăng thêm khoảng 10cm. 

Sang tháng thứ 2, cân nặng bé trai đạt khoảng 4,9 – 6,3kg còn bé gái nặng khoảng 4,5 – 5,8 kg. Nhu cầu ngủ bé cần 11 – 12 tiếng mỗi đêm cho giấc ngủ của mình để phát triển tối ưu chiều cao cũng như não bộ.

Khi bé được 3 tháng tuổi, tình trạng biếng ăn bắt đầu xuất hiện khi con tập lẫy. Chính vì vậy, cân nặng của con có mức phát triển bình thường.

1.2. Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 4 – 6 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi
Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé thực sự học được các tiếp cận và thực hiện những điều mà bé muốn. Bé có thể nắm chặt đồ vật bằng tay và tạo ra tiếng nói hay tiếng cười rõ nét. 

Theo WHO khuyến cáo, các mẹ nên cho bé tập ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi khi con có các dấu hiệu sẵn sàng như: cứng cổ, cổ giữ thẳng đầu và có hứng thú với đồ ăn,…

1.3. Quá trình phát triển của trẻ từ 7 – 9 tháng có gì nổi bật?

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 7 đến 9 tháng tuổi
Quá trình phát triển của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

Sang giai đoạn thứ 3 này, bé có thể hoạt động và di chuyển nhiều hơn khi xác định được rõ mục tiêu của mình. Ngoài ra, bé có thể:

– Bò bằng tay hoặc gối bao gồm cả việc trườn.

– Bé có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.

– Bé có thể đáp lại với những từ đơn giản như: ba, bà,…

– Trẻ biết vỗ tay và thích những trò chơi tìm đồ vật, trốn tìm. Do vậy, để giúp bé phát triển cha mẹ nên mua đồ chơi trí tuệ nhưng đảm bảo đủ an toàn khi tiếp xúc gần bé.

Đối với bé trai 7 tháng tuổi thường có cân nặng từ 7,4 – 9,2kg và bé gái đạt khoảng 6,8 – 8,6kg. Sang đến tháng thứ 8, bé tăng cân rất ít so với tháng trước, có bé tăng khoảng 0,2kg, thậm chí là không tăng lạng nào. Còn khi bé được 9 tháng tuổi cân nặng chỉ nhỉnh hơn một chút với bé trai nặng khoảng 8,0 – 9,9kg, còn bé gái đạt khoảng 7,3 – 9,3kg.

1.4. Sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 10 -12 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 10 đến 12 tháng tuổi
Quá trình phát triển của từ 10 đến 12 tháng tuổi

So với các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 – 9 tháng tuổi, ở giai đoạn này đánh dấu quá trình chuyển đổi rõ rệt của trẻ từ sơ sinh sang em bé. Bé bắt đầu học cách:

– Ăn bằng muỗng và thành thạo kỹ năng cầm nắm hơn.

– Bé có thể giữ đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ.

– Bé có thể nói được một hoặc hai từ đơn giản như mẹ, cha. Trung bình bé có thể nói được 3 từ trước sinh nhật đầu tiên.

– Trẻ cũng có thể chỉ vào các đồ vật muốn lấy để bố mẹ giúp đỡ.

– Có thể học các hành động của người lớn như nghe điện thoại chẳng hạn.

Về ăn uống của bé giai đoạn này có thể nhai và nuốt thức ăn một cách thành thạo. Đối với trẻ 12 tháng tuổi cần được ăn uống đầy đủ 450 – 600ml thức ăn mỗi ngày bao gồm cả cháo và hoa quả nghiền. Còn với sữa, bé chỉ cần khoảng 500ml/ngày vì bé còn dùng nạp thức ăn như cháo, hoa quả,…

Cân nặng của bé ở giai đoạn 12 tháng tuổi đạt khoảng 8,6 – 10,8kg với bé trai và từ 7,9 – 10,2 kg với bé gái.

2. Mẹo giúp trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên phát triển toàn diện

Mẹo giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện
Mẹo giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Qua các mốc phát triển của trẻ ở trên, chắc hẳn cha mẹ đã biết thêm về từng giai đoạn tăng trưởng của bé. Để giúp con phát triển tích cực trong thời gian này, bố mẹ nên:

– Dành thời gian trò chuyện với con để con luôn được cảm thấy an toàn.

– Cha mẹ hãy trả lời con khi con phát ra âm thanh để giúp con tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ.

– Đọc cho bé nghe để giúp bé hiểu âm thanh, ngôn ngữ.

– Bố mẹ hát và chơi cùng bé để giúp con yêu thích âm nhạc, phát triển não bộ.

– Tích cực khen bé và dành nhiều thời gian để quan tâm đến bé hơn.

– Luôn có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé để giúp con phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

– Không lắc bé bởi lúc này cổ của trẻ còn yếu. Việc lắc trẻ sẽ gây tổn thương não, thậm chí bé có thể tử vong.

– Luôn theo dõi bé khi ngủ bởi một số trẻ có thể mắc chứng đột tử sơ sinh (SIDS).

– Thức ăn của bé luôn cần được cắt thành miếng nhỏ để bé tránh bị nghẹn.

– Khi bé ngồi ô tô nên đặt bé ngồi ghế sau và có ghế cho trẻ sơ sinh là tốt nhất.

– Tiêm vắc-xin cho bé đầy đủ và đúng thời gian để bảo vệ sức khỏe của bé.

Trên đây là quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Hi vọng rằng, với những thông tin trên đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé một cách toàn diện và không còn bỡ ngỡ nữa!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *