Khám sức khỏe sinh sản có quan trọng không? Cần khám những gì?

Khám sức khỏe sinh sản

Có rất nhiều người (cả nam và nữ giới) chưa quan tâm nhiều đến việc khám sức khỏe sinh sản hoặc biết rồi nhưng thấy không cần thiết? Thực tế thì khám sức khỏe này có quan trọng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý ông sáng tỏ điều này!

1. Khám sức khỏe sinh sản có quan trọng không?

Khám sức khỏe trước mang thai là hành động nên làm ở mỗi cặp đôi nhất là ở thế kỷ 21 này. Bản chất của khám sức khỏe tiền hôn nhân hay trước khi có ý định mang thai sẽ giúp đánh giá sức khỏe sinh sản mỗi cặp đôi. Thông quá đó vợ chồng biết được những bất thường về sức khỏe (nếu có) để có hướng điều trị kịp thời. Việc làm này đóng vai trò không nhỏ giúp nâng cao chất lượng dân số cũng như hạnh phúc gia đình. 

 

Khám sức khỏe sinh sản

Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai có một số lợi ích cụ thể như sau:

–  Phát hiện được các bệnh lý lây qua đường tình dục: HIV, viêm gan B, giang mai, sùi mào gà,…

– Tầm soát được bệnh lý nam khoa, phụ khoa.

– Nghe tư vấn chính xác của bác sĩ có kiến thức phòng tránh thai hoặc có thai khoa học, hiệu quả.

Các bác sĩ khuyến cáo cả nam và nữ nên đi khám sức khỏe trước sinh ít nhất 1 lần một năm với người trong độ tuổi sinh sản. Đối với những người ở độ tuổi 40 trở lên nên đi khám với tần suất 6 tháng/lần. Còn đối với những người có ý định kết hôn, mang thai nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần.

 

Bài viết liên quan:

Triệt sản, đình sản là gì? Ở nam nữ khác nhau như thế nào?

2. Quá trình khám sức khỏe trước mang thai gồm những gì?

Khám sức khỏe trước mang thai bạn sẽ được trải nghiệm nội dung khám và đánh giá chuyên sâu về chức năng sinh sản từ bác sĩ sản khoa. Nội dung khám gồm có: 

2.1. Khám sức khỏe cho nam giới

Khám sức khỏe sinh sản ở nam giới
Khám sức khỏe sinh sản ở nam giới

– Khám bộ phận sinh dục: Bác sĩ sẽ khám cơ quan sinh dục nam và kiểm tra các biểu hiện của sự phát triển tính dục như xuất tinh, cương cứng để đánh giá chức năng và khả năng sinh sản.

– Phân tích tinh trùng, tinh dịch qua xét nghiệm tinh dịch đồ: Đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng có đảm bảo để thụ thai không.

– Xét nghiệm nước tiểu: Để xem các chỉ số về thận – tiết niệu.

– Xét nghiệm máu: Biết được tình hình sức khỏe của gan, mỡ máu và phát hiện ra có bất thường gây bệnh lý về máu không.

– Tầm soát bệnh truyền nhiễm: Viêm gan B, HIV, giang mai,…

Ăn gì để tăng chất lượng tinh trùng

2.2. Khám sức khỏe trước mang thai cho phụ nữ gồm những gì?

Siêu âm bụng ở phụ nữ
Siêu âm bụng ở phụ nữ

Đối với phụ nữ sẽ được bác sĩ lên nội dung khám như sau:

– Khám phụ khoa lâm sàng: Kiểm tra tiền sử mắc bệnh, thăm khám cơ quan sinh dục nữ để đánh giá hiện trạng.

– Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, siêu âm tuyến vú,… để chẩn đoán chính xác bệnh lý phụ khoa, các bệnh truyền nhiễm

– Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm tổng quát để kiểm tra buồng trứng, tử cung, cổ tử cung. Nếu có bất thường sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trong quá trình khám sức khỏe sinh sản bác sĩ sẽ sàng lọc gen di truyền. Trường hợp gia đình của một trong hai vợ chồng có tiền sử liên quan đến bệnh tâm thần, dị tật, chậm phát triển, di truyền,… sẽ cần kiểm tra gen, nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó, những cặp đôi có ý định sinh con nên hỏi bác sĩ các mũi tiêm phòng quan trọng có thể ảnh hưởng đến thai nhi như: Thủy đậu, quai bị, cúm, rubella, sởi,…

3. Các lưu ý khi khám sức khỏe trước mang thai

uống nhiều nước
Uống nhiều nước

Để quá trình khám sức khỏe sinh sản diễn ra thuận lợi vợ chồng cần lưu ý các vấn đề trước khi đi khám sau:

– Mang đầy đủ giấy tờ cá nhân cần thiết phục vụ công tác khám bệnh.

– Cần nhịn ăn trước 10 tiếng để thực hiện xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, nước tiểu,… Khám vào buổi sáng là tốt nhất.

– Uống nhiều nước trước khi lấy nước tiểu và siêu âm bụng.

– Không sử dụng chất kích thích như: rượu, cà phê,… trước khi khám.

– Khi phụ nữ có kinh nguyệt không nên khám sức khỏe trước mang thai.

– Các trường hợp khác như: Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp sử dụng thuốc bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường không sử dụng insulin lúc khám.

– Không quan hệ tình dục và chuẩn bị trang phục thoải mái sẽ giúp quá trình thăm khám dễ dàng hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng việc khám sức khỏe sinh sản là cần thiết đối với cả nam và nữ để có quá trình mang thai an toàn, bé sinh ra được khỏe mạnh. Nếu anh em chưa đi khám sức khỏe sinh sản mà có dự định sinh con thì hãy chuẩn bị mọi thứ đầy đủ để được thăm khám sớm nhé!

Nguồn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *