Nội Dung
Nếu biết cách quản lý tài chính, bạn sẽ trở nên tự chủ, có nhiều cơ hội phát triển hơn. Dưới đây là các công thức quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng thế giới được nhiều người áp dụng hiệu quả thành công.
1. Bạn thực sự hiểu quản lý tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là tất cả những gì liên quan đến đầu vào và đầu ra dòng tiền sử dụng hàng ngày của bạn. Tài chính cá nhân gồm có: thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc bạn có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất. Công việc này sẽ giúp bạn và gia đình tránh gặp rủi ro không đáng từ cuộc sống thường ngày.
2. Các công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nổi tiếng thế giới
Theo Robert Kiyosaki, tác giả bộ sách “Dạy con làm giàu” khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Chính vì vậy, khi bạn cầm số tiền trên tay, đừng vội tiêu mà hãy nghĩ ngay quản lý nó như thế nào.
2.1. Công thức quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ

Trong cuốn dạy làm giàu nổi tiếng “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh” của tác giả T.Harv Eker đã chỉ ra một cách quản lý tài chính hiệu quả từ 6 cái lọ. Phương pháp này tùy thuộc vào thu nhập của bạn để phân bổ tài chính vào 6 cái lọ cho phù hợp. Việc này cần làm hàng ngày và tạo thành thói quen:
2.1.1. Lọ 1: Quỹ nhu cầu thiết yếu (55% thu nhập)

Quỹ nhu cầu thiết yếu (Necessity account – NEC) sẽ đảm bảo các nhu cầu: ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, hóa đơn mua sắm và chi phí khác. Hiểu một cách đơn giản, quỹ này chi trả nhu cầu cần thiết để bạn sống.
Lưu ý rằng tùy theo nguồn thu nhập của bạn mà % quỹ này có thể điều chỉnh đảm bảo nhu cầu thiết yếu đầy đủ nhất.
2.1.2. Lọ 2: Quỹ tự do tài chính (10% thu nhập)

Nói một cách khác, quỹ tự do tài chính là quỹ dự phòng cho tương lai. Đó là dự định riêng của bản thân. Bạn có thể sử dụng quỹ này để nghỉ hưu sớm hoặc thỏa mãn đam mê nào đó. Quỹ này bạn sẽ để 10% so với thu nhập của mình.
2.1.3. Lọ 3: Quỹ tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)

Đây là quỹ dùng trong tình huống phát sinh như: ốm đau, bệnh tật,… Khi có nguồn quỹ này bạn sẽ chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ. Đối với quỹ tiêu dùng dài hạn, bạn trích ra 10% thu nhập mình để cho vào.
2.1.4. Lọ 4: Quỹ giáo dục, đào tạo (10% thu nhập)

Quỹ này giúp bạn đầu tư tốt nhất vào việc học. Kiến thức càng lớn, càng hấp dẫn được những thứ lớn hơn cho dù nó là tiền bạc, danh vọng,..
2.1.5. Lọ 5: Quỹ hưởng thụ (10% thu nhập)

Mục đích cuối cùng quản lý tài chính là giúp cuộc sống bản thân thêm hạnh phúc. Chính vì thế, bạn hãy dành ra quỹ hưởng thụ 10% so thu nhập để thỏa mãn nhu cầu giải trí, đi du lịch bản thân.
2.1.6. Lọ 6: Quỹ chia sẻ, giúp đỡ người khác (5% thu nhập)

Chia sẻ hay cho đi để bạn nhận được niềm hạnh phúc hơn. Trong cuộc đời này có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn và chắc chắn sẽ cần sự hỗ trợ từ bạn. Bạn hãy dành cho quỹ chia sẻ này 5% so với thu nhập của mình để làm những việc ý nghĩa là giúp đỡ người khác nhé!
Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết cách quản lý tài chính gia đình thông minh?
2.2. Nguyên tắc tài chính 50/20/30

Nguyên tắc 50/20/30 do bà Elizabeth Warren lập ra. Đây là nhân vật được Tạp chí Times bình chọn nằm trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017. Phương pháp này được áp dụng theo nguyên tắc chia thu nhập cá nhân thành từng nhóm riêng biệt. Cụ thể như sau:
2.2.1. Nhóm chi phí thiết yếu (50% thu nhập)

Nhóm này phục vụ cho những nhu cầu như: thuê nhà, thực phẩm, tiền nước, tiền điện,… Bạn không nên tiêu quá 50% số thu nhập của bạn cho nhóm này. Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cắt bớt khoản khác để bù vào chi phí thiết yếu.
2.2.2. Nhóm tích lũy (20% thu nhập)

Nhóm này dùng để đầu tư cho tương lai. Ví dụ, bạn có thể dùng để đầu tư vào cổ phiếu, giáo dục,… để sinh lời. Giá trị khoản này càng lớn thì về hưu cuộc sống của bạn càng được đảm bảo.
2.2.3. Nhóm linh hoạt (30% thu nhập)

Nhóm linh hoạt sẽ dành cho các hoạt động hưởng thụ, giải trí hoặc khoản bất ngờ khác. Trong cuộc sống hiện nay, sẽ có rất nhiều khoản phải chi mà không thể hết. Tuy nhiên, mục tiêu bạn sẽ giảm bớt chi phí nhóm này và tăng phần trăm nhóm tích lũy lên.
2.3. Công thức quản lý tài chính cá nhân bằng sổ Kakeibo của Nhật

Sổ Kakeibo là phương pháp giúp người Nhật tiết kiệm tới 35% chi phí tiêu dùng hàng tháng trong suốt hơn 100 năm qua. Nguyên tắc sử dụng đơn giản là ghi chép tất cả những gì mình tiêu xài và phân loại cụ thể.
Phương pháp này được ra mắt đầu tiên vào năm 1904 bởi bà Motoko Hani – nữ nhà báo Nhật Bản. Để sử dụng phương pháp này, bạn sẽ thực hiện theo các bước như sau:
2.3.1. Bước 1: Ghi lại thu nhập cá nhân và các khoản chi tiêu cố định, ngoài dự kiến.

Đối với bước này, bạn sẽ phân loại theo mục rõ ràng như sau:
– Khoản thiết yếu: Thuốc thang, thực phẩm, xăng xe,… đây là khoản không thể loại từ được.
– Khoản có thể lựa chọn: Chi tiêu cafe, mua sắm, nhà hàng, đặt thức ăn nhanh,.. Bạn có thể cân nhắc tiêu hoặc không tiêu hoặc là tiết kiệm hơn.
– Văn hóa tinh thần: xem phim chiếu rạp, xem kịch, đọc sách báo,… để đầu tư về mặt tinh thần.
– Dự kiến chi phí: Hiếu hỉ, ốm đau, quà tặng,… là những việc phát sinh bất ngờ.
2.3.2. Bước 2: Xác định số tiền bạn muốn tiện kiệm trong 1 tháng

Bạn cố gắng không động vào số tiền này trong suốt quá trình chi tiêu. Hãy giảm bớt những thứ chi tiêu không cần thiết trong tháng như: đặt thức ăn nhanh, giảm tiêu thụ điện, nước,…
2.3.3. Bước 3: Xem xét, đánh giá chi tiêu cuối tháng
Bước này giúp bạn đánh giá chi tiêu và thu nhập tháng vừa rồi đã tối ưu chưa. Từ đó, bạn sẽ xây dựng kế hoạch chi tiêu cho tháng sau được tốt hơn.
2.4. Quản lý tài chính cá nhân bằng excel

Bên cạnh các công thức quản lý tài chính cá nhân trên thì việc quản lý bằng excel được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của công cụ này là bạn có thể sử dụng ngay trên máy tính. Việc tính toán sẽ dễ dàng hơn khi bạn sử dụng số tay truyền thống. Ngoài ra, việc lưu trữ cũng đảm bảo trừ khi máy tính bị hỏng mất dữ liệu.
Mặc dù ưu điểm phương pháp này là vậy song vẫn gặp những vấn đề bất cập là: cần điện thoại thông minh hoặc có máy tính. Điều này có thể dẫn đến việc bạn bị quên, thiếu sót trong ghi chép.
Xem thêm mẫu excel quản lý tài chính cả nhân (full hàm tự động) tại đây
2.5. Công thức quản lý tài chính cá nhân khác

Bạn có thể áp dụng công thức đơn giản để trở nên giàu có như:
– Tiêu ít hơn: Tip để bạn thực hiện là nên cắt giảm sự lệ thuộc vào thẻ tín dụng. Ngoài ra, hãy giảm bớt việc mua sắm, nhất là chương trình khuyến mãi, sử dụng hàng hiệu,…
– Kiếm nhiều tiền hơn: Bạn sẽ không tiết kiệm nhiều hơn mức thu nhập bạn có nhưng bạn có thể kiếm được nhiều hơn. Đây là mấu chốt của công thức cho sự giàu có, trở nên tự chủ tài chính. Bạn có thể tăng thu nhập bằng cách: làm thêm giờ, đổi công việc khác với mức lương cao, bắt đầu kinh doanh nhỏ,…
Như vậy, có thể thấy rằng, để trở nên tự chủ tài chính, thực hiện được những điều lớn lao, bạn cần quản lý được tài chính cá nhân. Với công thức quản lý tài chính cá nhân trên hi vọng đã giúp ích lớn cho bạn. Chúc bạn áp dụng thành công!