Có thai mấy tháng thì bụng to? Và những điều mẹ bầu không thể bỏ qua!

Có thai mấy tháng thì bụng to

Có thai mấy tháng thì bụng to? đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra vì rất nhiều mẹ bầu đến tháng thứ 3 rồi mà vẫn chưa có bụng, nhưng lại có nhiều mẹ chỉ khoảng tháng thứ 2 đầu tháng thứ 3 đã thấy bụng rồi. Nguyên nhân là gì? Kích thước và hình dáng bụng của các mẹ nói lên điều gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Thường thì có bầu mấy tháng thì bụng to?

Trong giai đoạn khoảng 1 đến 2 tháng đầu tiên thường bụng của các mẹ bầu sẽ không có dấu hiệu gì. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu, có những mẹ bụng đã có dấu hiệu to từ tháng thứ 3 nhưng cũng có mẹ đến tháng khoảng tháng thứ 4  mới bắt đầu thấy bụng.

Mang thai mấy tháng thì bụng to

Có thai mấy tháng thì bụng to?

Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới kích thước bụng như:

– Bụng lộ sớm do bụng mẹ có mỡ thừa

– Bụng to sớm do đã mang thai nhiều lần. (Theo bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: những mẹ bầu có thai lần đầu tiên thường “có bụng” muộn hơn những me đã mang thai là do khả năng đàn hồi của cơ bụng cùng với đó là do tử cung chưa bị giãn)

2. Kích thước bụng qua từng giai đoạn

2.1. Tam cá nguyệt thứ 1

Mang thai tháng thứ nhất: ở tháng thứ nhất khi có thai thường sẽ không có những biểu hiện gì rõ ràng về thể chất ngoài một số triệu chứng ốm nghén.

Mang thai tháng thứ nhất

Mang thai tháng thứ nhất

Mang thai tháng thứ hai: Ở giai đoạn tháng thứ 2 thì cơ thể bà bầu sẽ có một số dấu hiệu như “phát nhiệt” và cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều ngoài ra cũng sẽ có một số thay đổi trên cơ thể như núm vú nhạy cảm hơn, bầu ngực to lên. Ở giai đoạn này cũng sẽ có một số mẹ sẽ nhận thấy được sự thay đổi về kích thước vòng 2 rồi, đồng thời trong giai đoạn này khí hư cũng ra nhiều hơn.

Mang thai tháng thứ 2

Mang thai tháng thứ 2

Mang thai tháng thứ ba: Trong giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 1 (tháng thứ 3) sẽ có nhiều mẹ thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón, số lần đi tiểu tiện trong giai đoạn này cũng không tăng lên, phần bụng cũng có dấu hiệu nhô lên rõ ràng hơn.

Mang thai tháng thứ 3

Mang thai tháng thứ 3

2.2. Tam cá nguyệt thứ 2

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 này các mẹ sẽ nhận thấy được những biểu hiện, thay đổi rõ ràng hơn từ cơ thể mình.

Mang thai tháng thứ 4: Bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ các mẹ có thể nhận thấy được tâm lý và cơ thể mình ổn định hơn, thoải mái hơn ở giai đoạn trước. Trong tháng thứ 4 này tình trạng tiểu nhiều của các mẹ vẫn không giảm giảm đi, thậm chí là tăng lên và âm đạo cũng tiết ra nhiều dịch hơn.

Mang thai tháng thứ 4

Mang thai tháng thứ 4

Đây cũng là khoảng thoảng thời gian trẻ cần nhiều dưỡng chất để hấp thu hơn.

Mang thai tháng thứ 5: Trong tháng thứ 5 khi mang thai thì các mẹ cũng có thể nhận thấy được sự thay đổi rất rõ ràng của vòng hai của mình rồi. Trong giai đoạn này thì cân nặng của mẹ bầu cũng đã tăng lên đáng kể hơn 

Mang thai tháng thứ 5

Mang thai tháng thứ 5

Đồng thời, trong tháng thứ 5 này tử cung của các mẹ bầu “nở” ra lớn hơn tạo thành lực khiến các mẹ bị chướng bụng và tiêu khóa cũng có phần bị kém đi.

Mang thai tháng thứ 6: Đến tháng thứ 6 khi mang thai, bụng các mẹ sẽ càng ngày càng lớn hơn đi kèm với đó cũng chính là cân nặng của thai nhi cũng ngày một tăng lên, ở tháng này các mẹ sẽ thường bị đau mỏi vùng thắt lưng.

2.3. Tam cá nguyệt thứ 3

– Mang thai tháng thứ 7: khi mang thai tới tháng thứ 7 thì cơ thể của mẹ đã có những thay đổi rõ rệt, đồng thời trong thời gian này mẹ bầu thường gặp phải một số vấn đề như “chuột rút”, bí tiện, vùng lưng và bụng bị đau buốt…

Mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 8: tới tháng thứ 8 thì tình trạng bầu cũng khá là lớn rồi, cân nặng của cả mẹ và con cũng đều đã tăng lên khá đáng kể rồi, việc cử động và vận động cũng khá khó khăn. Lúc này, cũng là thời gian các mẹ bầu gặp thêm những tình trạng như phù chân khiến cho việc di chuyển đi lại vô cùng khó khăn.

Mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 8

Thấy được nhiều khó khăn và vất vả của vợ mình khi mang bầu như thế này, nếu bạn đọc là một người đã, đang hay chuẩn bị làm chồng, làm bố mong rằng hãy thấu hiểu cho cô ấy những lúc “cọc cằn”, “cáu gắt”.. hãy luôn bên cô ấy và chia sẻ những khó khăn cùng cô ấy trong những ngày tháng khó khăn này nhé!

3. Những vấn đề mẹ bầu sẽ phải đối mặt khi bụng tăng kích thước.

3.1. Cân nặng

Vấn đề cân nặng là một trong những vấn đề mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu ăn uống khoa học thì các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng khi mang thai đâu. Các mẹ có thể tìm hiểu bài viết ăn gì để vào con không vào mẹ để có được một chế độ ăn uống hợp lý và đồng thời chọn được thời điểm “nạp” năng lượng hợp lý.

Ăn gì vào con không vào mẹ

Ăn gì vào con không vào mẹ?

Mách nhỏ với các mẹ bầu: chỉ nên nạp khoảng 200 calo mỗi ngày vào 3 tháng cuối cùng thôi nhé! 

Với chế độ ăn như thế này thì các mẹ vừa an tâm về vóc dáng vừa không lo con bị thiếu chất đâu nhé.

3.2. Rạn da khi mang thai

Có lẽ đối với chị em thì những vết rạn da bụng thực sự là “cơn ác mộng” khi mang thai. Hầu hết các chị em khi mang thai đều gặp phải vấn đề này. Những ông chồng tâm lý có thể mua cho vợ mình kem dưỡng giàu vitamin E để xoa lên da. Những loại kem dưỡng này thì không thể loại bỏ được những vết rạn da nhưng nó lại vô cùng hiệu quả trong việc hạn chế việc ngứa và khô da.

Vết rạn da khi mang thai

Vết rạn da khi mang thai – Có thai mấy tháng thì bụng to?

Nếu các anh nhà mua tặng vợ mình thì chắc chắn điểm tâm lý sẽ được tới mức 10+ đấy nhé. Hãy bày tỏ sự quan tâm của mình qua những điều nhẹ nhàng như vậy nhé!

3.3. Tinh thần thất thường

Khi mang thai các mẹ bầu sẽ đối mặt với những vấn đề về tâm lý, đây là một trong những vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu thường gặp phải. Sau khi sinh các mẹ thường nhạy cảm hơn, tinh thần không ổn định, với những tình trạng này dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh

4. Những lưu ý về bụng bầu khi mang thai

Vấn đề về kích thước vòng 2 khi mang thai là vấn đề được khá nhiều bà mẹ quan tâm, nội dung phía trên cũng phần nào giải đáp được những thắc mắc mà các đang gặp phải rồi. Tuy thiên, kích thước vòng 2 thay đổi cũng sẽ có một số chú ý nhất định mà các mẹ không thể bỏ qua như:

4.1. Bụng lớn nhanh đặc biệt là trong thời gian gần tới ngày sinh: 

Theo các chuyên gia thì đây là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường trong thai kỳ sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là với bé, nếu gặp phải tình trạng này sẽ dẫn tới nguy cơ bị tràn dịch màng phổi.

Tiểu đường trong thai kỳ

Tiểu đường trong thai kỳ

4.2. Cân nặng

Cân nặng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và chế độ vận đồng của mẹ.

ảnh hướng cân nặng khi mang thai

Mang thai mấy tháng thì bụng to? Cân nặng ảnh hưởng như thế nào?

Khi các mẹ có thể kiểm soát tốt cân nặng của mình thì sức khỏe cũng sẽ được cải thiện đồng thời khả năng sinh đẻ cũng tốt hơn…

4.3. Chế độ ăn uống khi mang thai

Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà các mẹ khi mang thai cũng cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình và của con. Tình trạng tăng cân quá mức, thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Tăng cân không kiểm soát và hệ lụy khó lường

Tăng cân không kiểm soát và những hệ lụy khó lường

5. Hình dáng bụng khi mang bầu nói lên điều gì?

5.1. Nhận biết giới tính của con

Hình dáng của bụng  khi mang thai là một trong những dấu hiệu giúp các bạn nhận biết được giới tính của con mình khá là hiệu quả.

– Đối với bé trai thì bụng bầu thường có xu hướng to, hơi hướng thấp và trồi về phía trước.

– Đối với bé gái thì bụng bầu sẽ có xu hướng tròn, cao và mở rộng sang hai bên hông.

Nhận biết con trai hay con gái qua hình dáng bụng

Hình dáng bụng giúp nhận biết giới tính con

Cách nhận biết này hiện vẫn chưa được khoa học chứng minh mà chỉ được dựa trên kinh nghiệm thôi.

5.2. Những hình dáng bụng phổ biến

Bụng nhỏ: với trường hợp này thì các bạn cũng không cần quá lo lắng nếu đã đi kiểm tra và bác sĩ báo mọi thứ đều bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do thiểu ối hoặc nước ối ít.

– Bụng to: với trường hợp bụng bầu to thường là do vị trí của thai nhi hoặc có thể do hiện tượng đa ối, nước ối nhiều.

– Bụng cao: bụng bầu cao thường là do cơ bụng của bạn săn, khỏe hoặc cũng có thể là bạn đang mang thai một bé gái đấy.

Hình dáng bụng bầu khổ biến

Những hình dáng bụng bầu phổ biến

– Bụng thấp: với trường hợp bụng bầu thấp thì có thể là do bạn đã mang thai 2-3 lần rồi, chức năng đàn hồi của các cơ bụng không còn tốt nữa, thường sẽ hình mình bụng như vậy.

– Bụng rộng: bụng rộng nguyên nhân thường là do thai nhi nằm ở vị trí ngang.

Với tất cả các vị hình dáng bụng bầu thì bạn đều nên đi thăm khám đều đặn để đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nhé.

Trên đây là tất cả những thông tin để giúp bạn giải đáp câu hỏi “ thai mấy tháng thì bụng to?” được Hành trình làm cha tìm hiểu và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Mong rằng thông qua bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức và thông tin hữu ích. Mang thai mấy tháng thì bụng to cũng quan trọng tuy nhiên, không quan trọng bằng việc sống vui, sống khỏe và chăm con thật tốt. Chúc các mẹ có một thai kỳ trọn vẹn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *