Nội Dung
Để có cuộc sống ổn định, quản lý tài chính gia đình là việc cực kỳ quan trọng của cả hai vợ chồng. Những cách quản lý tài chính gia đình thông minh, hiệu quả dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích cho các bạn!
1. Các cách quản lý tài chính gia đình nổi tiếng hiệu quả
1.1. Thống nhất quy tắc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể

Trước tiên, bạn cần tính toán kỹ mức chi tiêu tiền lương của vợ chồng ra giấy trước khi rút tiền mặt. Bạn có thể áp dụng một trong cách sau:
1.1.1. Nguyên tắc 6 chiếc lọ
Đây được coi là công thức “vàng” giúp quản lý tài chính gia đình. Công thức này được T. Harv Eker viết trong cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” được nhiều người áp dụng thành công. Với 6 chiếc lọ tài chính, bạn sẽ phân chia phần trăm mức chi tiêu theo thu nhập như sau:

1.1.2. Nguyên tắc 50/20/30
Với phương pháp này, bạn thực hiện bằng cách chia thu nhập theo:
– 50% cho nhu cầu thiết yếu: Thực phẩm, chi phí đi lại, hóa đơn,…
– 20% cho các khoản tài chính: Tiền quỹ dự phòng, tiết kiệm mua xe, mua nhà, trả nợ hàng tháng,…
– 30% cho chi tiêu cá nhân: Mua sắm, giải trí, du lịch,…
Lưu ý: Các phần trăm trên bạn có thể điều chỉnh tùy thuộc mức thu nhập. Bạn có thể tăng nhu cầu thiết yếu lên và giảm phần chi tiêu cá nhân lại.
Xem chi tiết: Công thức quản lý tài chính cả nhân tại đây!
1.1.3. Phương pháp Kakeibo của Nhật

Phương pháp này nổi tiếng ở Nhật hơn 100 năm qua. Để ứng dụng, bạn cần vạch ra các khoản chi tiêu cần thiết, chi phí phát sinh,… Sau mỗi tuần và cuối mỗi tháng bạn đánh giá xem cách chi tiêu đã hợp lý chưa. Từ đó, bạn cân nhắc và lên kế hoạch chi tiêu cho tuần, tháng tiếp theo hiệu quả.
1.1.4. Quản lý tài chính gia đình bằng excel

Phương pháp này sẽ giúp bạn tính nhanh chóng hơn các khoản chi phí, thu nhập. Để sử dụng, bạn nên xây dựng danh sách khoản thu – chi gia đình. Sau đó, phân nhóm để dễ bề bản lý và báo cáo.
Hàng ngày, bạn sẽ cập nhật các khoản chi tiêu vào bảng này và nó sẽ báo kết quả chi tiêu so với kế hoạch đưa ra.
Nhược điểm của phương pháp này, bạn cần phải có điện thoại thông minh hoặc máy tính. Nếu máy tính hoặc điện thoại bị hỏng có thể sẽ mất dữ liệu. Ngoài ra, phương pháp này bạn cũng lưu ý điền dữ liệu hàng ngày không sẽ bị quên các khoản, khó tổng kết.
Xem thêm mẫu excel quản lý tài chính cả nhân (full hàm tự động) tại đây
1.2. Theo dõi ngân sách định kỳ

Sau khi có kế hoạch chi tiêu chi tiết, bạn nên theo dõi chặt việc chi tiêu xem hợp lý chưa. Việc theo sát đánh giá chi tiêu tuần, tháng sẽ giúp bạn điều chỉnh kịp thời mức chi tiêu hiệu quả. Điều này sẽ là cách quản lý chi tiêu tài chính gia đình thông minh mà bạn nên thực hiện thường xuyên.
1.3. Đưa ra quy tắc tiết kiệm

Cốt lõi của cách quản lý tài chính gia đình là tạo nên sự vững vàng tài chính. Điều này được thực hiện theo nguyên tắc: phải chi tiêu ít hơn thu nhập.
Việc quá độc lập về tài chính sẽ khó khăn trong sử dụng mục đích chung. Ngoài ra, không tiết kiệm theo kiểu thả trôi tức là chỉ cần tiết kiệm là được mà không đưa ra mức bao nhiêu. Bạn nên đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác cần tiết kiệm số lượng thế nào.
1.4. Lập tài khoản ngân hàng dùng chung

Mở tài khoản ngân hàng chung cũng là cách quản lý tài chính trong gia đình minh bạch, hiệu quả. Việc làm này cũng giúp cho người bạn đời của bạn tin tưởng bạn hơn.
1.5. Phân rõ trách nhiệm tài chính
Hầu hết các cặp đôi trẻ hay mắc phải vấn đề này. Để giúp quản lý tài chính gia đình hiệu quả, vợ chồng bạn cần thống nhất:
– Lựa chọn 1: Một người đứng ra lo chi tiêu tất cả mọi thứ
– Lựa chọn 2: Tiền của ai người đó giữ. Sau đó, chia nhau các khoản phí cần thiết.
2. Sai lầm cần tránh khi quản lý chi tiêu gia đình

Quản lý tài chính gia đình là kỹ năng mà các cặp vợ chồng cần nắm vững. Dù bạn áp dụng bất cứ cách quản lý tài chính gia đình nào thì cũng nên tránh các vấn đề gặp phải như:
– Không có kế hoạch chi tiết: Khi lập gia đình, bạn sẽ có hàng thứ việc phải chi tiêu. Nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, vợ chồng chắc chắn sẽ sinh ra mâu thuẫn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
– Không có quỹ dự phòng: Các sự cố có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Ví dụ như: bệnh tật, tai nạn,… Chính vì thế, có khoản quỹ dự phòng sẽ giúp vợ chồng bạn chủ động tài chính dễ dàng.
– Không có sự thống nhất thói quen chi tiêu: Tiền cả hai cùng kiếm được. Nếu bạn tiêu xài nhiều hơn so với vợ và ngược lại sẽ sinh ra mâu thuẫn. Chính vì thế, bạn hãy thống nhất thói quen chi tiêu ngay từ đầu với vợ để tránh bất đồng này.
– Không dạy con cái về tiền bạc: Tùy vào độ tuổi của trẻ bạn nên dạy con về vấn đề tài chính. Nếu không, bé sẽ không hiểu giá trị đồng tiền và tiêu xài hoang phí.
Xem thêm: Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh tiết kiệm
Trên đây là các cách quản lý tài chính gia đình thông minh, được nhiều người áp dụng thành công. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm quản lý tài chính cho gia đình mình. Chúc các bạn áp dụng thành công!