Cách dạy con tuổi dậy thì và những sai lầm bố mẹ cần tránh

Cách dạy con tuổi dạy thì

Dạy con tuổi dậy thì luôn là một điều vô cùng khó khăn. Bởi ở giai đoạn này, chúng nửa trẻ con, nửa người lớn, nửa nghe lời, nửa chống đối, nửa chín chắn, nửa bồng bột. Và không phải bố mẹ nào cũng có “kế sách” để “bình trị” những chú ngựa non này. Không định hướng tốt rất dễ khiến những “ngọn núi lửa” này phun trào để lại vết sẹo tâm lý. Vậy thì hãy cùng Hành trình làm cha tìm hiểu qua bài viết cách dạy con tuổi dậy thì và những sai lầm bố mẹ cần tránh dưới đây nhé.

1. Thiết lập các tiêu chuẩn cho chính con và cả bố mẹ

1.1. Tiêu chuẩn cho con

Khi đang trong độ tuổi dậy thì, trẻ sẽ nửa ẩm ương nửa muốn thể hiện mình. Nếu cha mẹ tỏ ra nghiêm khắc quá cũng không nên mà thả lỏng quá cũng không được. Quản lý chặt con cái quá mức trong độ tuổi này sẽ khiến con cảm thấy tù túng. Mà buông lỏng thì trẻ lại dễ bị rủ rê, vướng vào những thói hư, tật xấu.

cho con quyền tự quyết định
Cho con quyền tự quyết nhưng phải thảo luận trước với cha mẹ

Ở giai đoạn này, trẻ luôn muốn thể hiện cái tôi qua việc tự quyết định mọi vấn đề. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho trẻ tự quyết những gì chúng có thể, nhưng với 02 điều kiện:

– Con đã thảo luận vấn đề đó với bố mẹ. Bố mẹ đã phân tích cho chúng hiểu vấn đề đó là đúng hay sai, nên hay không nên. 

– Hãy đề nghị chúng phải tự chịu trách nhiệm nếu vấn đề chúng làm là không đúng. 

Trước đó, bố mẹ hãy thỏa thuận với trẻ một số nguyên tắc bất di bất dịch như: 

– Phải về nhà trước 10 giờ đêm, nếu qua đêm bên ngoài phải có lịch báo trước 1 tuần.

– Không uống bia rượu, thuốc lá.

– Không nói tục chửi bậy.

– Không giao du với các bạn bè xấu, đưa bạn khác giới về khi bố mẹ không có nhà.

1.2. Tiêu chuẩn cho bố mẹ

Nếu chỉ thiết lập các tiêu chuẩn một chiều cho con thôi là chưa đủ. Bố mẹ cũng phải tự đặt ra những nguyên tắc cho chính mình để làm gương cho con. Giai đoạn này là lúc trẻ bắt đầu có nhận thức và phản biện “chống đối” cực tốt. Chỉ cần một hành vi không đúng của bạn có thể phá vỡ những tiêu chuẩn đặt ra cho con.

Đây là giai đoạn khi con chuyển giao từ trẻ con sang người lớn. Có những suy nghĩ, hành động bồng bột của con đôi khi làm bạn tức giận, buông lời la mắng. Hoặc đơn giản chỉ là những lời bắt bẻ kiểu vì sao con không được mà bố mẹ lại được. Vì vậy, bạn cần phải bình tĩnh, học cách ứng xử, giải thích phù hợp với con lúc này. Càng nóng giận càng làm mọi chuyện tồi tệ hơn, tâm lý của con sẽ bị ảnh hưởng méo mó.

Bố mẹ phải làm gương cho con
Bố mẹ cũng cần có những tiêu chuẩn để làm gương cho con

Một vài nguyên tắc mà chính bạn cũng phải tuân thủ để làm gương cho con:

– Không nói tục chửi bậy trước mặt con;

– Không uống rượu bia, say xỉn trước mặt con;

– Không về nhà quá muộn nếu không có lí do chính đáng;

– Khi bạn sai, hay chấp nhận xin lỗi và sửa đổi.

2. Dành thời gian, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cho con

Với người lớn, khi công việc quá bận rộn khiến bố mẹ ít có thời gian trò chuyện cùng con. Từ đó, khoảng cách trong suy nghĩ giữa hai thế hệ ngày càng xa hơn. Đặc biệt trong thời đại này, trẻ có nhiều xu hướng phát triển khác biệt so với thế hệ trước. Nếu bố mẹ cứ cố gắng áp đặt các tiêu chuẩn cũ sẽ chỉ khiến con phản ứng tiêu cực. 

 

Hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về xu hướng của giới trẻ của ngày nay. Thế nào là việc ăn mặc bình thường với một trẻ vị thành niên trong thế kỷ 21 này? Mỗi tuần vài lần, bố mẹ nên trò chuyện riêng, tìm hiểu tâm tư, mong muốn của con. Tuyệt đối không chú tâm vào việc khác, kể cả nhắn tin. Lúc đó, bạn sẽ không còn bất ngờ nếu con muốn cắt một kiểu tóc hay mặc 1 bộ Oversize…Hãy tìm hiểu, có cái nhìn thoáng và chắt lọc những mong muốn thích hợp của con. Sự thưởng phạt rõ ràng của bạn sẽ là nguồn động lực cho trẻ. Khuyến khích trẻ năng nổ học tập, tích cực phấn đấu cho những ước mong của mình.

Nắng nghe con cái hơn
Dành thời gian lắng nghe con chính là cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả

Bằng cách này, bố mẹ không chỉ củng cố mối quan hệ tình cảm với con mà còn định hướng, giao dục trẻ những kỹ năng giao tiếp cá nhân, góp phần quan trọng trong sự phát triển nhân cách của con sau này.

3. Đừng ngần ngại chia sẻ cho con những thay đổi về cơ thể

Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ bắt đầu có những sự thay đổi. Tuy nhiên, đa phần trẻ sẽ không tự chủ động nói với bố mẹ vì sợ ngại. Chính vì vậy, bố mẹ cần nói cho con biết cơ thể sẽ thay đổi như thế nào. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo sợ, bối rối không biết xử lý kiểu gì.

 

Cách dạy con gái tuổi dậy thì đó là cho con biết về kỳ nguyệt san đầu tiên. Cùng với đó là sự thay đổi về kích thước vòng 1. Tiếp đó, bố mẹ hãy dạy và chuẩn bị cho con những vật dụng cần thiết cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên, đảm bảo các vật dụng đó luôn đi cùng con để có thể sử dụng bất cứ khi nào (ở trường, bên ngoài…). Hướng dẫn con cách ăn uống, chườm nóng, uống thuốc để giảm đau trong những ngày này. 

dạy vệ sự thay đổi của cơ thể
Cách dạy con tuổi dậy thì đầu tiên là dạy về sự thay đổi của cơ thể

Với con trai, bạn cũng cần chỉ cho con biết về những sự thay đổi của cơ thể. Bắt đầu như xuất hiện mùi cơ thể, da tiết chất nhờn nhiều hơn, dễ bị mụn trứng cá, hiện tượng vỡ giọng, bộ phận sinh dục to ra, thay đổi…

4. Dạy trẻ sử dụng tài chính một cách đúng đắn

Ở Việt Nam, đa phần các bậc phụ huynh có suy nghĩ không cho con trẻ tiêu tiền, sử dụng tiền quá sớm vì sợ sẽ làm hư con trẻ. Tuy nhiên, khi con bước vào tuổi dậy thì, đây chưa hẳn là suy nghĩ đúng đắn. Thay vào đó bố mẹ có thể cho con một số tiền vừa đủ dùng không quá nhiều. Hướng dẫn con cách sử dụng số tiền đó sao cho đúng và chịu trách nhiệm khi sử dụng. Việc này vừa giúp bố mẹ rèn luyện khả năng tài chính cho con. Vừa thỏa mãn mong muốn tự lập, tự quyết của trẻ.

Sử dụng tài chính hiệu quả
Dạy con cách sử dụng tài chính đúng đắn khi đến tuổi dậy thì

Ví dụ như cho con tiền đủ để chi tiêu trong 2 ngày, nếu tiêu hết sẽ không cho thêm. Còn nếu vẫn thừa, sẽ cho con giữ lại làm tiết kiệm riêng. Như vậy, con sẽ học được cách chia số tiền mua gì cho đúng và chia ra cho 2 ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ nuôi heo đất, tiết kiệm tiền. Sau này có thể quyên góp mua tập, sách cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn,…Hướng tới những điều tích cực.

5. Cho con theo đuổi ước mơ của mình

“Không ai đánh thuế giấc mơ”, đặc biệt là những ước mơ của trẻ con! Bố mẹ hãy để ý theo dõi xem con có đam mê lĩnh vực gì, năng khiếu nào. Từ đó khuyến khích, tạo điều kiện môi trường cho con được làm, được học theo. Dù là thành công hay không thì con luôn có được sự ủng hộ của bố mẹ. Những sự động viên và lời khuyên sẽ giúp con vững vàng hơn trên con đường trưởng thành.

dạy con cách theo đuổi ước mơ
Cho con theo đuổi ước mơ và đam mê

Ở tuổi dậy thì, khi được thỏa mãn ước mơ, đam mê thì trẻ sẽ làm tất cả bằng tâm huyết của mình. Và ngược lại, nếu phải làm những điều bản thân không thích thì con trẻ sẽ không có được niềm vui trong công việc. Đôi khi còn nhận lấy những thất bại trong cuộc sống.

Xem thêm: Tâm lý con trai tuổi 15 như thế nào?

Dậy thì luôn là giai đoạn đặc biệt, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, vai trò định hướng, giáo dục đào tạo của bố mẹ trong thời kỳ này rất quan trọng. Hy vọng với bài viết cách dạy con tuổi dậy thì và những sai lầm bố mẹ cần tránh sẽ giúp các bậc phụ huynh có phương án để giúp các con vượt qua và trưởng thành hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *